Nằm trên mặt phố Lý Quốc Sư (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), căn nhà khang trang 4 tầng của gia đình họa sĩ Lê Thiết Cương - cái tên nổi tiếng trong giới hội họa - vừa là nơi ở, vừa là nơi trưng bày những tác phẩm hội họa của chính anh và đồng nghiệp. Thực ra ngôi nhà gồm 2 phần diện tích (cũng có thể gọi là 2 căn nhà) được gắn kết với nhau bằng một giếng trời. Việc thiết kế giếng trời là ý tưởng của họa sĩ Cương nhằm tạo ra không gian đầy ánh sáng tự nhiên và không khí trong lành. Được biết đến là một người "chảnh" tính, có đôi chút kiêu ngạo và lạnh lùng, đôi lúc chẳng giống ai, những gì họa sĩ Lê Thiết Cương mang đến cho ngôi nhà cũng tương tự như vậy. Ngôi nhà được xây từ năm 1998 và hoàn thiện một năm sau đó với diện tích sàn hơn trăm m2. Toàn bộ tầng 1 được sử dụng làm nơi triển lãm tranh và tiếp khách. Đây cũng là nơi trưng bày rất nhiều đồ gỗ quý và đồ gốm cổ mà họa sĩ Lê Thiết Cương sưu tầm được. Chiếc trường kỷ khảm trai được làm từ gỗ trắc rất quý có từ thế kỷ 19, được đặt ở vị trí đẹp trong phòng khách. Những chiếc bình gốm hoa nâu đời Trần được xếp ngay ngắn trên kệ tường với tấm biển "Not for Sale" (không bán). Giếng trời chan hòa ánh sáng với các chi tiết độc đáo... Hành lang ngôi nhà cũng là một không gian đầy nghệ thuật, như một bức tranh nền nã với nhiều cổ vật. Lối đi được bố trí nhiều bức tượng đồng. Nhiều bức tượng bằng gốm xanh được bày trí trong nhà. Một không gian tiếp khách khác đậm phong cách cổ điển với tông màu nâu chủ đạo của gỗ. Tầng 1 được họa sĩ Lê Thiết Cương dựng nhiều cột gỗ, nhưng ban công tầng 2 lại được trang trí bằng nhiều cột đá. "Mặt tiền" của tầng 2 như một bức tranh dân dã với đủ sắc màu dân tộc, được trang trí bằng những chiếc mõ trâu, chuông gió, thúng...
Nằm trên mặt phố Lý Quốc Sư (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), căn nhà khang trang 4 tầng của gia đình họa sĩ Lê Thiết Cương - cái tên nổi tiếng trong giới hội họa - vừa là nơi ở, vừa là nơi trưng bày những tác phẩm hội họa của chính anh và đồng nghiệp.
Thực ra ngôi nhà gồm 2 phần diện tích (cũng có thể gọi là 2 căn nhà) được gắn kết với nhau bằng một giếng trời. Việc thiết kế giếng trời là ý tưởng của họa sĩ Cương nhằm tạo ra không gian đầy ánh sáng tự nhiên và không khí trong lành.
Được biết đến là một người "chảnh" tính, có đôi chút kiêu ngạo và lạnh lùng, đôi lúc chẳng giống ai, những gì họa sĩ Lê Thiết Cương mang đến cho ngôi nhà cũng tương tự như vậy. Ngôi nhà được xây từ năm 1998 và hoàn thiện một năm sau đó với diện tích sàn hơn trăm m2. Toàn bộ tầng 1 được sử dụng làm nơi triển lãm tranh và tiếp khách.
Đây cũng là nơi trưng bày rất nhiều đồ gỗ quý và đồ gốm cổ mà họa sĩ Lê Thiết Cương sưu tầm được. Chiếc trường kỷ khảm trai được làm từ gỗ trắc rất quý có từ thế kỷ 19, được đặt ở vị trí đẹp trong phòng khách.
Những chiếc bình gốm hoa nâu đời Trần được xếp ngay ngắn trên kệ tường với tấm biển "Not for Sale" (không bán).
Giếng trời chan hòa ánh sáng với các chi tiết độc đáo...
Hành lang ngôi nhà cũng là một không gian đầy nghệ thuật, như một bức tranh nền nã với nhiều cổ vật.
Lối đi được bố trí nhiều bức tượng đồng.
Nhiều bức tượng bằng gốm xanh được bày trí trong nhà.
Một không gian tiếp khách khác đậm phong cách cổ điển với tông màu nâu chủ đạo của gỗ.
Tầng 1 được họa sĩ Lê Thiết Cương dựng nhiều cột gỗ, nhưng ban công tầng 2 lại được trang trí bằng nhiều cột đá.
"Mặt tiền" của tầng 2 như một bức tranh dân dã với đủ sắc màu dân tộc, được trang trí bằng những chiếc mõ trâu, chuông gió, thúng...