Những người yêu mến bài hát "Em ơi Hà Nội phố" của nhạc sĩ Phú Quang, lời thơ Phan Vũ hẳn sẽ nghĩ rằng "căn nhà đổ" trong bài hát chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Nhưng thật bất ngờ, đây chính là nơi mà nhà thơ Phan Vũ đã sống và cho ra đời bao tác phẩm thi ca bất hủ... Chính căn nhà này cùng tiếng dương cầm ở đây đã là nguồn cảm hứng để nhà thơ phóng bút, và sau đó, khi bài thơ được phổ nhạc, mỗi lần nghe, người ta lại dưng dưng hình dung ra "căn nhà đổ" nhỏ xinh giữa phố cổ Hà Nội.
Đến giờ, căn nhà ấy vẫn tồn tại một cách rất riêng biệt giữa phố xá ồn ào: gọn gàng và đầy thi vị. Căn nhà nằm trong một con ngõ nhỏ của phố Hàng Bún (quận Ba Đình), hiện thuộc quyền sở hữu của họa sĩ theo trường phái trừu tượng nổi tiếng Việt Nam - Trần Nhật Thăng.
Dường như, đồng điệu được với tâm hồn của nhà thơ khi xưa nên anh Thăng cũng dành tình cảm đặc biệt để chăm chút cho ngôi nhà, không phải theo phong cách hiện đại, trang trọng như xu hướng thời nay mà gìn giữ được nét mộc mạc, trầm tư song cũng rất đẹp mắt...Anh Thăng cho biết, căn nhà được cha anh là NSND, đạo diễn nổi tiếng Trần Văn Thủy mua lại từ nhà thơ Phan Vũ vào năm 1978. Anh Thăng đã lớn lên cùng căn nhà và có rất nhiều kỷ niệm ở nơi đây. Sau này, anh chăm chút và bày trí lại căn nhà theo sở thích của mình nhưng vẫn tâm niệm tạo không gian ấm cúng.
Ngôi nhà gây ấn tượng mạnh với bất kỳ ai lần đầu đến thăm bởi sự bày trí gọn gàng, đẹp mắt. Nó cũng là nơi trưng bày rất nhiều kỷ vật, trong đó, có nhiều cổ vật từ thời đồ đá hoặc có niên đại hàng trăm năm. Tường nhà được làm mới bằng cách sơn lại nhưng anh Thăng không bỏ lớp sơn cũ đi mà cứ thế sơn chồng lên khiến bức tường trông xù xì nhưng lại toát lên tính nghệ thuật. Trên tường có gắn bức tranh trừu tượng to bản mà anh Thăng rất thích cùng ảnh của 3 cô con gái nhỏ. Với con mắt nghệ thuật của một người nghệ sĩ, anh Thăng tự nghĩ ra các thiết kế khác lạ cho ngôi nhà của mình. Ngoài việc sơn lại tường, anh còn xây thêm các bức tường mới nhưng không trát mà để thô.
Khu vực thờ cúng cũng được xây thô nhưng rất ấn tượng. Đây cũng là nơi trưng bày rất nhiều cổ vật mà anh Thăng sưu tập được sau mỗi chuyến đi. Trong đó có một chiếc lá và một đoạn cành mà anh có được từ cây bồ đề Phật tử tu 48 ngày trong chuyến đi tới Ấn Độ.Tường trong khu vực bếp được ốp bằng đá hoa với rất nhiều hình vẽ ngộ nghĩnh của các con gái anh. Trần nhà được trang trí bằng những nét vẽ trừu tượng được tạo bởi dây thừng khi vừa đổ bê tông. Cửa sổ cũng là một thiết kế đầy tính nghệ thuật của anh Thăng với dàn hoa sắt đẹp mắt và hình ảnh chiếc lá chuối mà anh Thăng rất ưa thích. Nền nhà là thứ duy nhất anh Thăng không sửa sang lại. Nền được lát bằng gỗ sơn đen, tuy đã trải qua hàng mấy chục năm nhưng vẫn bền đẹp, không hề bong tróc. Cũng như nhà thơ Phan Vũ, anh Thăng cần không gian để "thả lỏng" tâm hồn, sáng tác nghệ thuật. Và ban công nhỏ trên tầng 2 với nhiều cây xanh, hoa lan là nơi mà anh Thăng gọi là "khoảng trời thư giãn". Nghe anh Thăng trò chuyện mới cảm nhận được tình yêu thương, trìu mến dành cho ngôi nhà tuy mộc mạc song lại gợi nhớ một Hà Nội xưa cũ và đáng nhớ, đáng trân trọng biết nhường nào.
Những người yêu mến bài hát "Em ơi Hà Nội phố" của nhạc sĩ Phú Quang, lời thơ Phan Vũ hẳn sẽ nghĩ rằng "căn nhà đổ" trong bài hát chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Nhưng thật bất ngờ, đây chính là nơi mà nhà thơ Phan Vũ đã sống và cho ra đời bao tác phẩm thi ca bất hủ...
Chính căn nhà này cùng tiếng dương cầm ở đây đã là nguồn cảm hứng để nhà thơ phóng bút, và sau đó, khi bài thơ được phổ nhạc, mỗi lần nghe, người ta lại dưng dưng hình dung ra "căn nhà đổ" nhỏ xinh giữa phố cổ Hà Nội.
Đến giờ, căn nhà ấy vẫn tồn tại một cách rất riêng biệt giữa phố xá ồn ào: gọn gàng và đầy thi vị. Căn nhà nằm trong một con ngõ nhỏ của phố Hàng Bún (quận Ba Đình), hiện thuộc quyền sở hữu của họa sĩ theo trường phái trừu tượng nổi tiếng Việt Nam - Trần Nhật Thăng.
Dường như, đồng điệu được với tâm hồn của nhà thơ khi xưa nên anh Thăng cũng dành tình cảm đặc biệt để chăm chút cho ngôi nhà, không phải theo phong cách hiện đại, trang trọng như xu hướng thời nay mà gìn giữ được nét mộc mạc, trầm tư song cũng rất đẹp mắt...
Anh Thăng cho biết, căn nhà được cha anh là NSND, đạo diễn nổi tiếng Trần Văn Thủy mua lại từ nhà thơ Phan Vũ vào năm 1978. Anh Thăng đã lớn lên cùng căn nhà và có rất nhiều kỷ niệm ở nơi đây. Sau này, anh chăm chút và bày trí lại căn nhà theo sở thích của mình nhưng vẫn tâm niệm tạo không gian ấm cúng.
Ngôi nhà gây ấn tượng mạnh với bất kỳ ai lần đầu đến thăm bởi sự bày trí gọn gàng, đẹp mắt. Nó cũng là nơi trưng bày rất nhiều kỷ vật, trong đó, có nhiều cổ vật từ thời đồ đá hoặc có niên đại hàng trăm năm.
Tường nhà được làm mới bằng cách sơn lại nhưng anh Thăng không bỏ lớp sơn cũ đi mà cứ thế sơn chồng lên khiến bức tường trông xù xì nhưng lại toát lên tính nghệ thuật. Trên tường có gắn bức tranh trừu tượng to bản mà anh Thăng rất thích cùng ảnh của 3 cô con gái nhỏ.
Với con mắt nghệ thuật của một người nghệ sĩ, anh Thăng tự nghĩ ra các thiết kế khác lạ cho ngôi nhà của mình. Ngoài việc sơn lại tường, anh còn xây thêm các bức tường mới nhưng không trát mà để thô.
Khu vực thờ cúng cũng được xây thô nhưng rất ấn tượng. Đây cũng là nơi trưng bày rất nhiều cổ vật mà anh Thăng sưu tập được sau mỗi chuyến đi. Trong đó có một chiếc lá và một đoạn cành mà anh có được từ cây bồ đề Phật tử tu 48 ngày trong chuyến đi tới Ấn Độ.
Tường trong khu vực bếp được ốp bằng đá hoa với rất nhiều hình vẽ ngộ nghĩnh của các con gái anh.
Trần nhà được trang trí bằng những nét vẽ trừu tượng được tạo bởi dây thừng khi vừa đổ bê tông.
Cửa sổ cũng là một thiết kế đầy tính nghệ thuật của anh Thăng với dàn hoa sắt đẹp mắt và hình ảnh chiếc lá chuối mà anh Thăng rất ưa thích.
Nền nhà là thứ duy nhất anh Thăng không sửa sang lại. Nền được lát bằng gỗ sơn đen, tuy đã trải qua hàng mấy chục năm nhưng vẫn bền đẹp, không hề bong tróc.
Cũng như nhà thơ Phan Vũ, anh Thăng cần không gian để "thả lỏng" tâm hồn, sáng tác nghệ thuật. Và ban công nhỏ trên tầng 2 với nhiều cây xanh, hoa lan là nơi mà anh Thăng gọi là "khoảng trời thư giãn". Nghe anh Thăng trò chuyện mới cảm nhận được tình yêu thương, trìu mến dành cho ngôi nhà tuy mộc mạc song lại gợi nhớ một Hà Nội xưa cũ và đáng nhớ, đáng trân trọng biết nhường nào.