Tọa lạc tại số 97A Phó Đức Chính (quận 1, TP HCM) trong khu đất tứ giác đẹp, rộng hơn 4.000 m2, toà nhà Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM từng là tư dinh của một trong "Tứ đại phú hộ" nức tiếng đất Sài Gòn xưa - nhà tư sản người Hoa Hứa Bổn Hòa (dân Sài Gòn vẫn quen gọi là chú Hỏa). Dinh thự của đại gia Sài Gòn xưa này xây kiên cố bằng bê tông cố thép hình chữ U, hoàn thành năm 1925, có 4 tầng, mái lợp ngói âm dương, tường dày 40-60 cm. Thiết kế công trình là các kiến trúc sư người Pháp.Kiến trúc thể hiện sự kết hợp hài hòa những giá trị mỹ thuật Âu - Á đương thời.Tòa nhà đồ sộ có bố cục đăng đối, gồm hai dãy nhà ngang và hai dãy nhà dọc khép kín tạo thành một giếng trời ở giữa.Tòa dinh thự mang phong cách chủ đạo là Art-Deco, một trường phái kiến trúc thịnh hành ở phương Tây trong những thập niên đầu của thế kỷ 20.Dấu ấn kiến trúc này thể hiện rất rõ ở quy mô công trình và những chi tiết kiến trúc phóng khoáng như ban công đưa ra phía ngoài, mái vươn xa, các hệ thống hoa sắt uốn công phu, đẹp mắt.Với quy mô đồ sộ, nhiều phòng ốc, toàn bộ dinh thự có 99 cánh cửa lớn nhỏ, mỗi cửa mang phong cách kiến trúc khác nhau. Từ đó, người Sài Gòn còn gọi dinh thự này là căn nhà 99 cửa.Nhiều ô cửa được lắp kính màu hoa văn, đậm chất châu Âu. Căn nhà lúc đầu thiết kế 100 cửa nhưng khi chú Hỏa trình lên toàn quyền Đông Dương thì bị cắt đi cánh cửa chính do đụng phong thủy với dinh toàn quyền gần đó.Lối vào chính lên lầu một có quy mô khá hoành tráng với tiền sảnh cao, cầu thang rộng lên xuống hai bên, trên mái sảnh được đỡ bằng 4 trụ lớn.Cửa chính vào khu vực sảnh có kiến trúc cuốn vòm, khung cánh được làm bằng thép, kính, đặc biệt trên vòm cửa có hoa sắt cách điệu chữ viết tắt tên chủ nhân H.B.H (Hui Bon Hoa). Ngay sau cánh cửa kiểu Tây phương là đôi câu đối bằng chữ Hán.Toàn bộ nền sàn tòa nhà được lát bằng gạch hoa với nhiều kiểu hoa văn đa dạng. Mỗi khu vực, mỗi tầng một kiểu dáng gạch khác nhau.Những nét Á Đông giao hòa khéo léo với đường nét và phong cách châu Âu. Yếu tố này thể hiện ngay ở mái sảnh với cột đỡ mái đắp nổi kiểu châu Âu, được tráng men tạo màu xanh lục Á Đông, bên cạnh là một họa tiết trang trí bồn hoa phương Tây.Chất liệu men màu lam này còn được sử dụng ở nhiều nơi khác như những con tiện, lan can sảnh, vòm cổng, cột hành lang dãy nhà sau và gạch hoa văn.Nội thất sảnh bên trong tòa nhà với những trang trí hoa văn đắp nổi trên trần.Cầu thang có mặt bằng hình chữ U với 3 vế, được lát đá cẩm thạch, lan can sắt uốn tinh xảo, duyên dáng. Đặc biệt, giữa hố thang là một thang máy sử dụng ròng rọc. Đây là một trong những công trình đầu tiên ở Sài Gòn có thang máy, là loại hiện đại nhất thời kỳ đầu thế kỷ 20. Ngày nay, cùng với toà nhà, chiếc thang máy này vẫn được hoạt động và giữ nét riêng biệt của nó.Mặt sau của dinh thự được thiết kế nhiều họạ tiết độc đáo, có cổng ra vào khá lớn.Có giai thoại kể rằng, sau khi dinh thự khánh thành, chính quyền Pháp thời bấy giờ không cho người sống trong nhà dùng cửa trước vì cửa này lớn hơn cửa dinh toàn quyền. Vì thế nên gia chủ dùng đã phải dùng cửa sau nhỏ hơn để ra vào.Trên một chân trụ cổng sau còn có tấm bia đá khắc tên những người chủ ngôi nhà, đều là con cái của chú Hỏa. Sau năm 1975, gia đình ông Hứa Bổn Hòa chuyển sang nước ngoài định cư. Năm 1992, Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM đi vào hoạt động đã biến nơi đây thành địa điểm trưng bày của hơn 20.000 tác phẩm nghệ thuật của các thời kỳ.Ngày nay, du khách tới TP HCM, ghé thăm nhà chú Hỏa - Bảo tàng Mỹ thuật TP, ngoài việc thưởng thức, tìm hiểu những tác phẩm nghệ thuật còn được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc đặc sắc, đại diện tiêu biểu của sự giao lưu văn hóa Đông - Tây. Trong ảnh: Một du khách nước ngoài ngồi ngắm bức sơn mài “Vườn xuân Trung, Nam, Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí.
Tọa lạc tại số 97A Phó Đức Chính (quận 1, TP HCM) trong khu đất tứ giác đẹp, rộng hơn 4.000 m2, toà nhà Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM từng là tư dinh của một trong "Tứ đại phú hộ" nức tiếng đất Sài Gòn xưa - nhà tư sản người Hoa Hứa Bổn Hòa (dân Sài Gòn vẫn quen gọi là chú Hỏa).
Dinh thự của đại gia Sài Gòn xưa này xây kiên cố bằng bê tông cố thép hình chữ U, hoàn thành năm 1925, có 4 tầng, mái lợp ngói âm dương, tường dày 40-60 cm. Thiết kế công trình là các kiến trúc sư người Pháp.
Kiến trúc thể hiện sự kết hợp hài hòa những giá trị mỹ thuật Âu - Á đương thời.
Tòa nhà đồ sộ có bố cục đăng đối, gồm hai dãy nhà ngang và hai dãy nhà dọc khép kín tạo thành một giếng trời ở giữa.
Tòa dinh thự mang phong cách chủ đạo là Art-Deco, một trường phái kiến trúc thịnh hành ở phương Tây trong những thập niên đầu của thế kỷ 20.
Dấu ấn kiến trúc này thể hiện rất rõ ở quy mô công trình và những chi tiết kiến trúc phóng khoáng như ban công đưa ra phía ngoài, mái vươn xa, các hệ thống hoa sắt uốn công phu, đẹp mắt.
Với quy mô đồ sộ, nhiều phòng ốc, toàn bộ dinh thự có 99 cánh cửa lớn nhỏ, mỗi cửa mang phong cách kiến trúc khác nhau. Từ đó, người Sài Gòn còn gọi dinh thự này là căn nhà 99 cửa.
Nhiều ô cửa được lắp kính màu hoa văn, đậm chất châu Âu. Căn nhà lúc đầu thiết kế 100 cửa nhưng khi chú Hỏa trình lên toàn quyền Đông Dương thì bị cắt đi cánh cửa chính do đụng phong thủy với dinh toàn quyền gần đó.
Lối vào chính lên lầu một có quy mô khá hoành tráng với tiền sảnh cao, cầu thang rộng lên xuống hai bên, trên mái sảnh được đỡ bằng 4 trụ lớn.
Cửa chính vào khu vực sảnh có kiến trúc cuốn vòm, khung cánh được làm bằng thép, kính, đặc biệt trên vòm cửa có hoa sắt cách điệu chữ viết tắt tên chủ nhân H.B.H (Hui Bon Hoa). Ngay sau cánh cửa kiểu Tây phương là đôi câu đối bằng chữ Hán.
Toàn bộ nền sàn tòa nhà được lát bằng gạch hoa với nhiều kiểu hoa văn đa dạng. Mỗi khu vực, mỗi tầng một kiểu dáng gạch khác nhau.
Những nét Á Đông giao hòa khéo léo với đường nét và phong cách châu Âu. Yếu tố này thể hiện ngay ở mái sảnh với cột đỡ mái đắp nổi kiểu châu Âu, được tráng men tạo màu xanh lục Á Đông, bên cạnh là một họa tiết trang trí bồn hoa phương Tây.
Chất liệu men màu lam này còn được sử dụng ở nhiều nơi khác như những con tiện, lan can sảnh, vòm cổng, cột hành lang dãy nhà sau và gạch hoa văn.
Nội thất sảnh bên trong tòa nhà với những trang trí hoa văn đắp nổi trên trần.
Cầu thang có mặt bằng hình chữ U với 3 vế, được lát đá cẩm thạch, lan can sắt uốn tinh xảo, duyên dáng. Đặc biệt, giữa hố thang là một thang máy sử dụng ròng rọc. Đây là một trong những công trình đầu tiên ở Sài Gòn có thang máy, là loại hiện đại nhất thời kỳ đầu thế kỷ 20. Ngày nay, cùng với toà nhà, chiếc thang máy này vẫn được hoạt động và giữ nét riêng biệt của nó.
Mặt sau của dinh thự được thiết kế nhiều họạ tiết độc đáo, có cổng ra vào khá lớn.
Có giai thoại kể rằng, sau khi dinh thự khánh thành, chính quyền Pháp thời bấy giờ không cho người sống trong nhà dùng cửa trước vì cửa này lớn hơn cửa dinh toàn quyền. Vì thế nên gia chủ dùng đã phải dùng cửa sau nhỏ hơn để ra vào.
Trên một chân trụ cổng sau còn có tấm bia đá khắc tên những người chủ ngôi nhà, đều là con cái của chú Hỏa. Sau năm 1975, gia đình ông Hứa Bổn Hòa chuyển sang nước ngoài định cư. Năm 1992, Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM đi vào hoạt động đã biến nơi đây thành địa điểm trưng bày của hơn 20.000 tác phẩm nghệ thuật của các thời kỳ.
Ngày nay, du khách tới TP HCM, ghé thăm nhà chú Hỏa - Bảo tàng Mỹ thuật TP, ngoài việc thưởng thức, tìm hiểu những tác phẩm nghệ thuật còn được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc đặc sắc, đại diện tiêu biểu của sự giao lưu văn hóa Đông - Tây. Trong ảnh: Một du khách nước ngoài ngồi ngắm bức sơn mài “Vườn xuân Trung, Nam, Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí.