Theo quy hoạch, đến năm 2050, thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, đô thị loại đặc biệt, là một trong những trung tâm kinh tế, giao dịch, thương mại, dịch vụ của cả nước và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.Thời gian gần đây, hàng loạt những tòa chung cư, cao ốc mọc lên khiến cho nhiều người xa thủ đô lâu ngày trở về không thể nhận ra diện mạo khác xa so với 10 năm trước.Song song cùng với sự phát triển của những khu đô thị mới, Hà Nội hiện đại vẫn giữ được những nét cũ mà không bị lạc hậu.Các con đường nhiều làn xe cùng các cây cầu kịp thời được xây dựng lên đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân đồng thời làm giảm thiểu đáng kể nạn ùn tắc giao thông giữa ở cửa ngõ thủ đô.Nút giao Âu Cơ - Võ Chí Công.Đường Võ Chí Công nối từ đường dẫn cầu Nhật Tân tới đoạn giao cắt với Hoàng Quốc Việt dài 4,25 km, rộng 57,5 - 64,5 m, đi qua phường Phú Thượng, Xuân La (quận Tây Hồ), phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy).Dự án cầu Nhật Tân có tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng, là cầu dây văng liên tục 5 trụ tháp dài 1.500 m.Điểm đầu của Đại lộ Thăng Long. Phía xa là khu vực Trung Hòa Nhân Chính, nằm giữa hai quận Cầu Giấy và Thanh Xuân.Tại hướng Tây Nam Hà Nội hiện đại, người dân đi trên Đại lộ Thăng Long nhìn về trung tâm thủ đô là những tòa nhà san sát, tạo cảm giác như đang ở nước ngoài.Nổi bật phía Tây thủ đô (đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) là tòa nhà Keangnam trị giá 1 tỷ USD, tổng diện tích gần 610.000 m2. Đây được coi là biểu tượng cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.Khu vực quận Ba Đình nơi có tòa nhà Lotte Hanoi Center mới khánh thành vào dịp 2/9/2014. Tòa nhà 65 tầng (267 m) này trở thành công trình cao thứ nhì ở Việt Nam. Tổng vốn đầu tư lên đến hơn 400 triệu USD.Công viên Hòa Bình hiện đại nhất thủ đô khánh thành ngày 8/10/2010 nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.Nút giao Phạm Hùng - Dương Đình Nghệ, một trong những ngã tư có mật độ giao thông lớn.Dự án đường trên cao vành đai 3 từ phía bắc hồ Linh Đàm đến cầu vượt Mai Dịch hiện đại nhất Việt Nam. Đường dài gần 9 km, gồm 385 m đường dẫn và 8.527 m cầu cạn chạy suốt, tốc độ xe chạy lên tới 80 km/h.Khu vực thuộc các phường Mễ Trì, Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm).Trong khoảng hơn 5 năm trở lại đây, Hà Nội ngày càng xuất hiện nhiều khu đô thị hiện đại với các tòa chung cư, biệt thự cao cấp, góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở cho hàng triệu người dân thủ đô.Đường Thanh Niên, tuyến đường lãng mạn nhất thủ đô và ngôi chùa Trấn Quốc nằm trên mặt hồ Tây.Khu vực hồ Tây và tuyến đường Liễu Giai, Văn Cao nối liền một trục tới Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng và Đại lộ Thăng Long.Về đêm, nhìn từ trên cao, Hà Nội rực rỡ không kém so với thủ đô của các nước trong khu vực Đông Nam Á.Khu vực hồ Gươm. Xa xa là các tòa nhà, khu dân cư phía Tây thủ đô, rực sáng trong buổi hoàng hôn.
Theo quy hoạch, đến năm 2050, thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, đô thị loại đặc biệt, là một trong những trung tâm kinh tế, giao dịch, thương mại, dịch vụ của cả nước và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Thời gian gần đây, hàng loạt những tòa chung cư, cao ốc mọc lên khiến cho nhiều người xa thủ đô lâu ngày trở về không thể nhận ra diện mạo khác xa so với 10 năm trước.
Song song cùng với sự phát triển của những khu đô thị mới, Hà Nội hiện đại vẫn giữ được những nét cũ mà không bị lạc hậu.
Các con đường nhiều làn xe cùng các cây cầu kịp thời được xây dựng lên đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân đồng thời làm giảm thiểu đáng kể nạn ùn tắc giao thông giữa ở cửa ngõ thủ đô.
Nút giao Âu Cơ - Võ Chí Công.
Đường Võ Chí Công nối từ đường dẫn cầu Nhật Tân tới đoạn giao cắt với Hoàng Quốc Việt dài 4,25 km, rộng 57,5 - 64,5 m, đi qua phường Phú Thượng, Xuân La (quận Tây Hồ), phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy).
Dự án cầu Nhật Tân có tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng, là cầu dây văng liên tục 5 trụ tháp dài 1.500 m.
Điểm đầu của Đại lộ Thăng Long. Phía xa là khu vực Trung Hòa Nhân Chính, nằm giữa hai quận Cầu Giấy và Thanh Xuân.
Tại hướng Tây Nam Hà Nội hiện đại, người dân đi trên Đại lộ Thăng Long nhìn về trung tâm thủ đô là những tòa nhà san sát, tạo cảm giác như đang ở nước ngoài.
Nổi bật phía Tây thủ đô (đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) là tòa nhà Keangnam trị giá 1 tỷ USD, tổng diện tích gần 610.000 m2. Đây được coi là biểu tượng cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Khu vực quận Ba Đình nơi có tòa nhà Lotte Hanoi Center mới khánh thành vào dịp 2/9/2014. Tòa nhà 65 tầng (267 m) này trở thành công trình cao thứ nhì ở Việt Nam. Tổng vốn đầu tư lên đến hơn 400 triệu USD.
Công viên Hòa Bình hiện đại nhất thủ đô khánh thành ngày 8/10/2010 nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Nút giao Phạm Hùng - Dương Đình Nghệ, một trong những ngã tư có mật độ giao thông lớn.
Dự án đường trên cao vành đai 3 từ phía bắc hồ Linh Đàm đến cầu vượt Mai Dịch hiện đại nhất Việt Nam. Đường dài gần 9 km, gồm 385 m đường dẫn và 8.527 m cầu cạn chạy suốt, tốc độ xe chạy lên tới 80 km/h.
Khu vực thuộc các phường Mễ Trì, Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm).
Trong khoảng hơn 5 năm trở lại đây, Hà Nội ngày càng xuất hiện nhiều khu đô thị hiện đại với các tòa chung cư, biệt thự cao cấp, góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở cho hàng triệu người dân thủ đô.
Đường Thanh Niên, tuyến đường lãng mạn nhất thủ đô và ngôi chùa Trấn Quốc nằm trên mặt hồ Tây.
Khu vực hồ Tây và tuyến đường Liễu Giai, Văn Cao nối liền một trục tới Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng và Đại lộ Thăng Long.
Về đêm, nhìn từ trên cao, Hà Nội rực rỡ không kém so với thủ đô của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Khu vực hồ Gươm. Xa xa là các tòa nhà, khu dân cư phía Tây thủ đô, rực sáng trong buổi hoàng hôn.