Hãng hàng không Vietjet Air vừa có văn bản lần thứ hai đề xuất Bộ GTVT cho phép nhượng quyền khai thác toàn bộ nhà ga T1-Sân bay Nội Bài (Hà Nội).Trước đó, hãng bay này cũng đã có văn bản gửi Bộ GTVT, đề nghị được nhượng quyền khai thác thương mại toàn bộ Nhà ga hành khách mới T1 trong thời hạn 20 năm. Trước đề nghị của Vietjet Air, Bộ GTVT đã đáp ứng một phần đề nghị này, bằng quyết định cho phép hãng được nhượng quyền khai thác khu vực sảnh E của nhà ga T1.Trong khi Vietjet Air chỉ đề nghị nhượng quyền khai thác thì ngay sau đó, Vietnam Airlines lại gây bất ngờ với việc đề nghị “mua đứt” nhà ga này. Vậy nhà ga T1 có gì độc khiến cả hai hãng bay đều muốn sở hữu như vậy?Sân bay Nội Bài, Hà Nội là cảng hàng không lớn thứ 2 Việt Nam, sau Cảng hàng không Tân Sơn Nhất. Cảng này hiện có 2 nhà ga: Nhà ga T1 và nhà ga T2.Nhà ga hành khách T1 do chính các kiến trúc sư Việt Nam thiết kế, mang đậm bản sắc dân tộc như một cổng trời chào đón khách thập phương đến với Thủ đô.Nhà ga T1 - Nội Bài được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ, từng đạt giải nhất kiến trúc Việt Nam, tuy trong thực tế xây dựng chỉ thực hiện được một phần của dự án.Nhà ga T1 có diện tích 115.000 m2, công suất phục vụ 9 triệu hành khách/năm, gồm 19 cửa ra máy bay, 6 băng chuyền hành lý.Hiện tại, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài có 36 hãng hàng không trong nước và quốc tế đang hoạt động với trung bình 340 chuyến bay mỗi ngày.Tháng 12/2013, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã khai trương sảnh E – Nhà ga hành khách T1 kéo dài.Công trình mở rộng của nhà ga T1 ký hiệu là sảnh E, kết nối với sảnh A nhà ga đang khai thác thông qua hành lang kín và giảm tải khá nhiều cho sảnh A. Sảnh E trang bị 38 quầy thủ tục, 1 quầy quá khổ, 4 quầy đảo hành lý đi/đến. Hệ thống thiết bị soi chiếu an ninh được lắp đặt hiện đại nhất và tương đồng với sảnh A, đảm bảo phục vụ hoạt động bay.Từ ngày 25/12/2014, sân bay Nội Bài có thêm nhà ga T2 mới. Với mức đầu tư gần 1 tỷ USD, nhà ga T2 được coi là hiện đại nhất Việt Nam và giúp nhà ga T1 bớt tình trạng quá tải.Sau khi nhà ga T2 đi vào hoạt động ổn định từ đầu năm 2015, nhà ga hành khách T1 bắt đầu được sử dụng khai thác các đường bay nội địa.
Hãng hàng không Vietjet Air vừa có văn bản lần thứ hai đề xuất Bộ GTVT cho phép nhượng quyền khai thác toàn bộ nhà ga T1-Sân bay Nội Bài (Hà Nội).
Trước đó, hãng bay này cũng đã có văn bản gửi Bộ GTVT, đề nghị được nhượng quyền khai thác thương mại toàn bộ Nhà ga hành khách mới T1 trong thời hạn 20 năm. Trước đề nghị của Vietjet Air, Bộ GTVT đã đáp ứng một phần đề nghị này, bằng quyết định cho phép hãng được nhượng quyền khai thác khu vực sảnh E của nhà ga T1.
Trong khi Vietjet Air chỉ đề nghị nhượng quyền khai thác thì ngay sau đó, Vietnam Airlines lại gây bất ngờ với việc đề nghị “mua đứt” nhà ga này. Vậy nhà ga T1 có gì độc khiến cả hai hãng bay đều muốn sở hữu như vậy?
Sân bay Nội Bài, Hà Nội là cảng hàng không lớn thứ 2 Việt Nam, sau Cảng hàng không Tân Sơn Nhất. Cảng này hiện có 2 nhà ga: Nhà ga T1 và nhà ga T2.
Nhà ga hành khách T1 do chính các kiến trúc sư Việt Nam thiết kế, mang đậm bản sắc dân tộc như một cổng trời chào đón khách thập phương đến với Thủ đô.
Nhà ga T1 - Nội Bài được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ, từng đạt giải nhất kiến trúc Việt Nam, tuy trong thực tế xây dựng chỉ thực hiện được một phần của dự án.
Nhà ga T1 có diện tích 115.000 m2, công suất phục vụ 9 triệu hành khách/năm, gồm 19 cửa ra máy bay, 6 băng chuyền hành lý.
Hiện tại, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài có 36 hãng hàng không trong nước và quốc tế đang hoạt động với trung bình 340 chuyến bay mỗi ngày.
Tháng 12/2013, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã khai trương sảnh E – Nhà ga hành khách T1 kéo dài.
Công trình mở rộng của nhà ga T1 ký hiệu là sảnh E, kết nối với sảnh A nhà ga đang khai thác thông qua hành lang kín và giảm tải khá nhiều cho sảnh A. Sảnh E trang bị 38 quầy thủ tục, 1 quầy quá khổ, 4 quầy đảo hành lý đi/đến. Hệ thống thiết bị soi chiếu an ninh được lắp đặt hiện đại nhất và tương đồng với sảnh A, đảm bảo phục vụ hoạt động bay.
Từ ngày 25/12/2014, sân bay Nội Bài có thêm nhà ga T2 mới. Với mức đầu tư gần 1 tỷ USD, nhà ga T2 được coi là hiện đại nhất Việt Nam và giúp nhà ga T1 bớt tình trạng quá tải.
Sau khi nhà ga T2 đi vào hoạt động ổn định từ đầu năm 2015, nhà ga hành khách T1 bắt đầu được sử dụng khai thác các đường bay nội địa.