Du khách tới Thanh Hoá, nếu đi thăm Thành Nhà Hồ và tới cửa Tây, sẽ được những người dân ở đây hồ hởi, nồng nhiệt giới thiệu đi thăm một ngôi nhà cổ. Đó là ngôi nhà của ông Phạm Ngọc Tùng, nằm cách cửa Tây Thành Nhà Hồ chừng 200m.Ngôi nhà cổ của ông Tùng ở thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá là một kiến trúc truyền thống điển hình của Thanh Hoá nói riêng và vùng Bắc Trung Bộ nói chung. Theo những tư liệu gia đình còn lưu giữ được, ngôi nhà này được dựng từ năm 1810 (đời vua Gia Long triều Nguyễn), tới nay đã hơn 200 năm.Chủ nhân ban đầu là một vị quan Bát phẩm của triều đình, nên dân gian thường gọi là cụ Bát; là cụ tổ 7 đời của chủ nhân hiện tại – ông Phạm Ngọc Tùng (sinh năm 1952). Khi dựng nhà, cụ Bát đã mời những phường thợ lành nghề ở Nam Hà (Hà Nam hiện nay) và thợ mộc ở Đạt Tài (huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) làm ngôi nhà này.Theo lời ông Tùng kể lại, ban đầu nhà có 9 gian nhưng năm 1961 nó được sửa lại thành 7 gian. Hiện ngôi nhà lại bị chia làm 2 phần của 2 hộ gia đình. Phần nhà ông Tùng là 5 gian bên trái nhà.Là một kiến trúc dân gian truyền thống đặc sắc, một ngôi nhà cổ tiêu biểu của Việt Nam; tháng 9/2002 ngôi nhà này đã được tiến hành trùng tu theo dự án "Bảo tồn kiến trúc nhà cổ truyền thống Việt Nam". Dự án được thành lập năm 1997, do Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam và Tổ chức Hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA) cùng Trường Đại học nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) làm chủ đề tài.Ngôi nhà cổ của ông Tùng đã được chọn trong số 64 ngôi nhà cổ đuợc khảo sát và giới thiệu ở địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Ngôi nhà này được trùng tu trong 7 tháng với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của các tổ chức hợp tác phía Nhật Bản. Đây là lần trùng tu đầu tiên của ngôi nhà.Trước khi trùng tu, ngôi nhà xuống cấp nhiều, do tuổi thọ đã quá cao của các cấu kiện gỗ (khoảng 200 năm), nên đã bị mối, mọt, hư hại; ảnh hưởng đến sự an toàn của kết cấu và thẩm mỹ kiến trúc. Ảnh: Các cấu kiện gỗ được chạm trổ rất công phu, đậm tính nghệ thuật dân gian.Ngôi nhà 5 gian được trùng tu có hai nhịp lòng nhà và một nhịp hiên theo chiều sâu; rộng 6m, dài 13m, cao 5m ở đỉnh mái. Ngôi nhà được đặt theo hướng đông nam, làm từ 9 loại gỗ khác nhau của địa phương như sến, táu, xoan, lác, xà đanh… Công trình có 29 cột gỗ; mái lợp bằng 16.000 viên ngói vảy cá; tường hậu dày 50cm được xây bằng gạch, các bức tường khác được thưng ván hoặc trát giấy nện.Phần kết cấu gỗ được điêu khắc tinh xảo với nhiều mô típ cổ điển quen thuộc như long – ly – quy - phượng, tùng – cúc – trúc – mai… Trong nhà còn lưu giữ được những câu đối ghi dấu ấn thời Nguyễn. Hiện tại, công trình này là từ đường thờ dòng họ Phạm ở Tây Giai và cũng là nơi ở, sinh hoạt của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng, vẫn mang nếp sống nông nghiệp của vùng nông thôn. Các ô cửa gian giữa được chia làm 3 khoang với 4 cánh. Trên 3 khoang có 3 mắt cửa bằng gỗ - một chi tiết rất độc đáo và hiếm thấy ở vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.Tháng 10/2004, tổ chức UNESCO đã trao tặng Giải thưởng Công trạng (Award of Merit) cho dự án "Bảo tồn kiến trúc nhà cổ truyền thống của Việt Nam". Cùng với 5 ngôi nhà khác được trùng tu đại diện cho các vùng miền khắp Việt Nam, nhà cổ Tây Giai của ông Phạm Ngọc Tùng ở Thanh Hoá được vinh danh.Một cây cột được thay thế phần chân. Chân cột được đỡ bởi đế bằng đá xanh. Các phần thay mới đều được đánh dấu ghi rõ thời gian trùng tu.Tổ chức UNESCO đã nhận định: "Sáu ngôi nhà, trải dài trong không gian địa văn hóa rộng lớn của VN đã đại diện cho nền văn hóa truyền thống mỗi khu vực, thông qua kiến trúc truyền thống. Đó là một thứ tài liệu sống động minh chứng cho lối kiến trúc tinh diệu được thể hiện dưới những bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công Việt Nam".Hiện tại, ngôi nhà cổ của ông Phạm Ngọc Tùng ở thôn Tây Giai là điểm đến không thể bỏ qua khi du khách tới thăm Thành Nhà Hồ - di sản thế giới. Sau khi trùng tu, ngôi nhà này cũng được UNESCO phong tặng danh hiệu là 1 trong 10 ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt Nam, và được xếp hạng là di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp tỉnh năm 2003.Hệ kèo gian chính theo lối chồng rường kẻ chuyền. Các hoành và rui được làm bằng tre.Chi tiết hoa văn trang trí trên kèo chính.Những câu đối cổ từ thời Nguyễn vẫn được lưu giữ.Chiếc rương gỗ đặt trong phòng ở, vật dụng có tuổi đời cùng tuổi ngôi nhà.Phía trước ngôi nhà, qua lớp sân là bể nước và bình phong hình cuốn thư nằm trong vườn.
Du khách tới Thanh Hoá, nếu đi thăm Thành Nhà Hồ và tới cửa Tây, sẽ được những người dân ở đây hồ hởi, nồng nhiệt giới thiệu đi thăm một ngôi nhà cổ. Đó là ngôi nhà của ông Phạm Ngọc Tùng, nằm cách cửa Tây Thành Nhà Hồ chừng 200m.
Ngôi nhà cổ của ông Tùng ở thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá là một kiến trúc truyền thống điển hình của Thanh Hoá nói riêng và vùng Bắc Trung Bộ nói chung. Theo những tư liệu gia đình còn lưu giữ được, ngôi nhà này được dựng từ năm 1810 (đời vua Gia Long triều Nguyễn), tới nay đã hơn 200 năm.
Chủ nhân ban đầu là một vị quan Bát phẩm của triều đình, nên dân gian thường gọi là cụ Bát; là cụ tổ 7 đời của chủ nhân hiện tại – ông Phạm Ngọc Tùng (sinh năm 1952). Khi dựng nhà, cụ Bát đã mời những phường thợ lành nghề ở Nam Hà (Hà Nam hiện nay) và thợ mộc ở Đạt Tài (huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) làm ngôi nhà này.
Theo lời ông Tùng kể lại, ban đầu nhà có 9 gian nhưng năm 1961 nó được sửa lại thành 7 gian. Hiện ngôi nhà lại bị chia làm 2 phần của 2 hộ gia đình. Phần nhà ông Tùng là 5 gian bên trái nhà.
Là một kiến trúc dân gian truyền thống đặc sắc, một ngôi nhà cổ tiêu biểu của Việt Nam; tháng 9/2002 ngôi nhà này đã được tiến hành trùng tu theo dự án "Bảo tồn kiến trúc nhà cổ truyền thống Việt Nam". Dự án được thành lập năm 1997, do Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam và Tổ chức Hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA) cùng Trường Đại học nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) làm chủ đề tài.
Ngôi nhà cổ của ông Tùng đã được chọn trong số 64 ngôi nhà cổ đuợc khảo sát và giới thiệu ở địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Ngôi nhà này được trùng tu trong 7 tháng với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của các tổ chức hợp tác phía Nhật Bản. Đây là lần trùng tu đầu tiên của ngôi nhà.
Trước khi trùng tu, ngôi nhà xuống cấp nhiều, do tuổi thọ đã quá cao của các cấu kiện gỗ (khoảng 200 năm), nên đã bị mối, mọt, hư hại; ảnh hưởng đến sự an toàn của kết cấu và thẩm mỹ kiến trúc. Ảnh: Các cấu kiện gỗ được chạm trổ rất công phu, đậm tính nghệ thuật dân gian.
Ngôi nhà 5 gian được trùng tu có hai nhịp lòng nhà và một nhịp hiên theo chiều sâu; rộng 6m, dài 13m, cao 5m ở đỉnh mái. Ngôi nhà được đặt theo hướng đông nam, làm từ 9 loại gỗ khác nhau của địa phương như sến, táu, xoan, lác, xà đanh… Công trình có 29 cột gỗ; mái lợp bằng 16.000 viên ngói vảy cá; tường hậu dày 50cm được xây bằng gạch, các bức tường khác được thưng ván hoặc trát giấy nện.
Phần kết cấu gỗ được điêu khắc tinh xảo với nhiều mô típ cổ điển quen thuộc như long – ly – quy - phượng, tùng – cúc – trúc – mai… Trong nhà còn lưu giữ được những câu đối ghi dấu ấn thời Nguyễn. Hiện tại, công trình này là từ đường thờ dòng họ Phạm ở Tây Giai và cũng là nơi ở, sinh hoạt của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng, vẫn mang nếp sống nông nghiệp của vùng nông thôn. Các ô cửa gian giữa được chia làm 3 khoang với 4 cánh. Trên 3 khoang có 3 mắt cửa bằng gỗ - một chi tiết rất độc đáo và hiếm thấy ở vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Tháng 10/2004, tổ chức UNESCO đã trao tặng Giải thưởng Công trạng (Award of Merit) cho dự án "Bảo tồn kiến trúc nhà cổ truyền thống của Việt Nam". Cùng với 5 ngôi nhà khác được trùng tu đại diện cho các vùng miền khắp Việt Nam, nhà cổ Tây Giai của ông Phạm Ngọc Tùng ở Thanh Hoá được vinh danh.
Một cây cột được thay thế phần chân. Chân cột được đỡ bởi đế bằng đá xanh. Các phần thay mới đều được đánh dấu ghi rõ thời gian trùng tu.
Tổ chức UNESCO đã nhận định: "Sáu ngôi nhà, trải dài trong không gian địa văn hóa rộng lớn của VN đã đại diện cho nền văn hóa truyền thống mỗi khu vực, thông qua kiến trúc truyền thống. Đó là một thứ tài liệu sống động minh chứng cho lối kiến trúc tinh diệu được thể hiện dưới những bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công Việt Nam".
Hiện tại, ngôi nhà cổ của ông Phạm Ngọc Tùng ở thôn Tây Giai là điểm đến không thể bỏ qua khi du khách tới thăm Thành Nhà Hồ - di sản thế giới. Sau khi trùng tu, ngôi nhà này cũng được UNESCO phong tặng danh hiệu là 1 trong 10 ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt Nam, và được xếp hạng là di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp tỉnh năm 2003.
Hệ kèo gian chính theo lối chồng rường kẻ chuyền. Các hoành và rui được làm bằng tre.
Chi tiết hoa văn trang trí trên kèo chính.
Những câu đối cổ từ thời Nguyễn vẫn được lưu giữ.
Chiếc rương gỗ đặt trong phòng ở, vật dụng có tuổi đời cùng tuổi ngôi nhà.
Phía trước ngôi nhà, qua lớp sân là bể nước và bình phong hình cuốn thư nằm trong vườn.