Dự án Công viên Sài Gòn Safari nằm trên địa bàn 2 xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi - TP HCM, được UBND TP HCM phê duyệt với mong muốn dự án trở thành mô hình công viên giải trí du lịch sinh thái, nơi nuôi dưỡng, trưng bày, nhân giống các loài động thực vật trong nước và các châu lục khác trên thế giới. Đồng thời, tại đây sẽ nuôi dưỡng khoảng 300 loài động vật với khoảng 10.000 con cùng 3.000 loài thực vật, bao gồm cả cây cảnh, cây xanh và dây leo. Sài Gòn Safari được phê duyệt với diện tích 845 ha, với 705 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Điều đang nói là đã 11 năm trôi qua, dự án vẫn chưa đến ngày hoàn thành. Đến nay công tác đền bù giải phóng mặt bằng đã đạt 97%, thế nhưng dự án vẫn “đắp chiếu”, bỏ hoang, không thể triển khai.Tại cuộc làm việc với chính quyền huyện Củ Chi mới đây, Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan trong 6 tháng tới phải có giải pháp xử lý triệt để nhằm tạo chuyển biến tình hình, nhất là chấm dứt tình trạng quy hoạch "treo", đầu tư xây dựng các khu tái định cư cho người dân...Ngoài những căn nhà bị đập bỏ dang dở, bên trong khu đất rộng hàng trăm ha chưa có hạng mục nào của Dự án Công viên Sài Gòn Safari được xây dựng.Số tiền đền bù mà chính quyền địa phương đã chi trả bồi thường 684/705 hộ, với số tiền 560/619 tỷ đồng. Quá trình bồi thường phát sinh nhiều vấn đề mà theo người dân là không công bằng nên còn nhiều hộ tiếp tục khiếu nại cũng là một trong những nguyên nhân khiến dự án vẫn án binh bất động suốt hơn chục năm qua.Khu vực được quy hoạch thành công viên Sài Gòn Safari dù đã được cắm mốc lộ giới và giăng hàng rào kẽm gai nhưng bên trong chỉ là bãi đất bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm và loài thú duy nhất trong khu này là trâu.Hiện nay, người dân có đất trong dự án công viên không biết đi đâu về đâu, sống ngay trên mảnh đất của mình thì không yên tâm vì không thể trồng trọt, chăn nuôi.Tính đến thời điểm này vẫn còn 20 hộ chưa thể giải tỏa do khiếu nại về giá đền bù và chờ khu tái định cư. Trong số 750 hộ ảnh hưởng bởi dự án có 246 hộ đăng ký tái định cư, nhưng đến nay khu tái định cư vẫn chưa được huyện Củ Chi xây dựng.Chuồng trại chăn nuôi trâu bò của người dân. Hàng ngày, họ chăn thả bên trong khu dự án để tận dụng nguồn cỏ xanh có sẵn.Những hộ dân chưa có nơi đi, đành bám đất quy hoạch để ở.
Dự án Công viên Sài Gòn Safari nằm trên địa bàn 2 xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi - TP HCM, được UBND TP HCM phê duyệt với mong muốn dự án trở thành mô hình công viên giải trí du lịch sinh thái, nơi nuôi dưỡng, trưng bày, nhân giống các loài động thực vật trong nước và các châu lục khác trên thế giới. Đồng thời, tại đây sẽ nuôi dưỡng khoảng 300 loài động vật với khoảng 10.000 con cùng 3.000 loài thực vật, bao gồm cả cây cảnh, cây xanh và dây leo.
Sài Gòn Safari được phê duyệt với diện tích 845 ha, với 705 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Điều đang nói là đã 11 năm trôi qua, dự án vẫn chưa đến ngày hoàn thành. Đến nay công tác đền bù giải phóng mặt bằng đã đạt 97%, thế nhưng dự án vẫn “đắp chiếu”, bỏ hoang, không thể triển khai.
Tại cuộc làm việc với chính quyền huyện Củ Chi mới đây, Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan trong 6 tháng tới phải có giải pháp xử lý triệt để nhằm tạo chuyển biến tình hình, nhất là chấm dứt tình trạng quy hoạch "treo", đầu tư xây dựng các khu tái định cư cho người dân...
Ngoài những căn nhà bị đập bỏ dang dở, bên trong khu đất rộng hàng trăm ha chưa có hạng mục nào của Dự án Công viên Sài Gòn Safari được xây dựng.
Số tiền đền bù mà chính quyền địa phương đã chi trả bồi thường 684/705 hộ, với số tiền 560/619 tỷ đồng. Quá trình bồi thường phát sinh nhiều vấn đề mà theo người dân là không công bằng nên còn nhiều hộ tiếp tục khiếu nại cũng là một trong những nguyên nhân khiến dự án vẫn án binh bất động suốt hơn chục năm qua.
Khu vực được quy hoạch thành công viên Sài Gòn Safari dù đã được cắm mốc lộ giới và giăng hàng rào kẽm gai nhưng bên trong chỉ là bãi đất bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm và loài thú duy nhất trong khu này là trâu.
Hiện nay, người dân có đất trong dự án công viên không biết đi đâu về đâu, sống ngay trên mảnh đất của mình thì không yên tâm vì không thể trồng trọt, chăn nuôi.
Tính đến thời điểm này vẫn còn 20 hộ chưa thể giải tỏa do khiếu nại về giá đền bù và chờ khu tái định cư. Trong số 750 hộ ảnh hưởng bởi dự án có 246 hộ đăng ký tái định cư, nhưng đến nay khu tái định cư vẫn chưa được huyện Củ Chi xây dựng.
Chuồng trại chăn nuôi trâu bò của người dân. Hàng ngày, họ chăn thả bên trong khu dự án để tận dụng nguồn cỏ xanh có sẵn.
Những hộ dân chưa có nơi đi, đành bám đất quy hoạch để ở.