Theo đánh giá nhiều kiến trúc sư, bỏ ra 10 tỷ cũng chưa chắc đã xây dựng được ngôi nhà như vậy. Tuy nhiên, chi phí mà ông bỏ ra không tới 70 triệu đồng. Hầu hết “vật liệu xây dựng” được tận dụng từ những đồ người khác bỏ đi, cho tới mảnh ván thôi của người chết. Chủ nhân của căn nhà có 1 – 0 – 2 này là ông Phạm Kỳ Anh. Theo lời ông chia sẻ thì trong nhà chỉ có bộ salon là được ông mua mới với giá 20 triệu. Tất cả những thứ khác đều là tận dụng đồ cũ, mình chỉ cần sáng tạo một chút là lại thành đồ mới và đẹp ngay.Từ ngày khởi công xây dựng, mọi người gắn cho ông cái tên gọi là “dị nhân”, có kẻ bảo ông gàn dở, đầu óc có vấn đề nặng. Vậy mà giờ “công trình vĩ đại” của ông Anh lại khiến bao người mê mẩn. Thậm chí, có vị đại gia khi biết đến ngôi nhà sinh thái của ông Anh đã đến đặt vấn đề đổi nhà.Theo đó, giá mà vị đại gia này đưa ra để thương lượng đó là một căn biệt thự giữa trung tâm quận 1, nơi mỗi tấc đất là một tấc vàng. Tuy nhiên, ông Anh đã từ chối lời đề nghị này. Bởi tâm huyết ngần ấy năm, ngôi nhà này gắn với ông bao kỷ niệm vui buồn, nặng nghĩa nặng tình, với riêng ông Anh nó là vô giá.Ông Kỳ Anh rất hiếu khách, đôn hậu tính tình cởi mở. “Tất cả nội thất bên trong ngôi nhà này chỉ duy nhất có có bộ ghế salon là tôi mua với giá hơn 20 triệu, còn lại đều là đồ tận dụng. Mọi người bỏ đi, mình thấy còn giá trị thì xin về, bỏ công ra mông má, với sáng tạo đi một tý thì lại thành hành xịn và độc ngay”, ông cười hóm hỉnh.Dù không sang trọng bởi vật liệu ông sử dụng đều là đồ phế liệu nhưng được bố trí hợp lý và vui mắt.Hai phòng ngủ lệch hẳn về một bên, diện tích còn lại là không gian sinh hoạt chung kết nối với không gian ngoài trời. Ngoài ra, từ tầng trệt lên tầng ba, ông Kỳ Anh còn đặt hơn 20 lồng chim, với đủ các loại, từ chim quyên, chích chòe, chào mào, cu, cưỡng, chìa vôi. Đi đến đâu cũng nghe tiếng chim hót rộn ràng.“Hai gian hoa giấy tôi trồng từ lúc xây nhà đến giờ. Nay chúng đã 17 năm tuổi. Đã biết bao mùa chim về xây tổ, ong về làm mật trên giàn bông giấy ấy”, ông nói. Ông Anh vốn là một bảo vệ của trường học. Năm 1995, vì thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn nên một giáo viên trong trường đã bán trả góp cho ông mảnh đất 40m2. Đến cuối năm 1997 ông trả hết nợ và bắt đầu xây nhà. Ban đầu, ông tự đúc móng rồi tới từng cây cột. Khi dựng cột xong thì ông lợp mái tôn để ở tạm rồi mới xây dần bức tường xung quanh. Đến năm 2014 thì căn nhà 1 trệt 2 lầu rưỡi của gia đình ông mới được hoàn thiện.Với người khác nó có thể là ngôi nhà trăm triệu hay vài tỷ nhưng với ông nó là vô giá.
Theo đánh giá nhiều kiến trúc sư, bỏ ra 10 tỷ cũng chưa chắc đã xây dựng được ngôi nhà như vậy. Tuy nhiên, chi phí mà ông bỏ ra không tới 70 triệu đồng. Hầu hết “vật liệu xây dựng” được tận dụng từ những đồ người khác bỏ đi, cho tới mảnh ván thôi của người chết. Chủ nhân của căn nhà có 1 – 0 – 2 này là ông Phạm Kỳ Anh. Theo lời ông chia sẻ thì trong nhà chỉ có bộ salon là được ông mua mới với giá 20 triệu. Tất cả những thứ khác đều là tận dụng đồ cũ, mình chỉ cần sáng tạo một chút là lại thành đồ mới và đẹp ngay.
Từ ngày khởi công xây dựng, mọi người gắn cho ông cái tên gọi là “dị nhân”, có kẻ bảo ông gàn dở, đầu óc có vấn đề nặng. Vậy mà giờ “công trình vĩ đại” của ông Anh lại khiến bao người mê mẩn. Thậm chí, có vị đại gia khi biết đến ngôi nhà sinh thái của ông Anh đã đến đặt vấn đề đổi nhà.
Theo đó, giá mà vị đại gia này đưa ra để thương lượng đó là một căn biệt thự giữa trung tâm quận 1, nơi mỗi tấc đất là một tấc vàng. Tuy nhiên, ông Anh đã từ chối lời đề nghị này. Bởi tâm huyết ngần ấy năm, ngôi nhà này gắn với ông bao kỷ niệm vui buồn, nặng nghĩa nặng tình, với riêng ông Anh nó là vô giá.
Ông Kỳ Anh rất hiếu khách, đôn hậu tính tình cởi mở. “Tất cả nội thất bên trong ngôi nhà này chỉ duy nhất có có bộ ghế salon là tôi mua với giá hơn 20 triệu, còn lại đều là đồ tận dụng. Mọi người bỏ đi, mình thấy còn giá trị thì xin về, bỏ công ra mông má, với sáng tạo đi một tý thì lại thành hành xịn và độc ngay”, ông cười hóm hỉnh.
Dù không sang trọng bởi vật liệu ông sử dụng đều là đồ phế liệu nhưng được bố trí hợp lý và vui mắt.
Hai phòng ngủ lệch hẳn về một bên, diện tích còn lại là không gian sinh hoạt chung kết nối với không gian ngoài trời. Ngoài ra, từ tầng trệt lên tầng ba, ông Kỳ Anh còn đặt hơn 20 lồng chim, với đủ các loại, từ chim quyên, chích chòe, chào mào, cu, cưỡng, chìa vôi. Đi đến đâu cũng nghe tiếng chim hót rộn ràng.
“Hai gian hoa giấy tôi trồng từ lúc xây nhà đến giờ. Nay chúng đã 17 năm tuổi. Đã biết bao mùa chim về xây tổ, ong về làm mật trên giàn bông giấy ấy”, ông nói. Ông Anh vốn là một bảo vệ của trường học. Năm 1995, vì thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn nên một giáo viên trong trường đã bán trả góp cho ông mảnh đất 40m2. Đến cuối năm 1997 ông trả hết nợ và bắt đầu xây nhà. Ban đầu, ông tự đúc móng rồi tới từng cây cột. Khi dựng cột xong thì ông lợp mái tôn để ở tạm rồi mới xây dần bức tường xung quanh. Đến năm 2014 thì căn nhà 1 trệt 2 lầu rưỡi của gia đình ông mới được hoàn thiện.
Với người khác nó có thể là ngôi nhà trăm triệu hay vài tỷ nhưng với ông nó là vô giá.