Nằm trong dự án tổ hợp rộng gần 6 km2 Dubai Creek Harbour, Dubai Creek Tower dự kiến cao 928m và sẽ vượt qua Burj Khalifa - tòa nhà cao nhất thế giới từ năm 2010 (828m). Ảnh: Timeoutdubai.Tòa tháp Dubai Creek sẽ gồm khu chung cư xa xỉ, trung tâm thương mại và văn phòng với vốn đầu tư ước tính 1 tỷ USD. Ảnh: Omnium.Kể từ khi công bố vào tháng 10/2016, Dubai Creek Tower đang được thi công ở giai đoạn đầu bởi hãng Emaar Properties. Ảnh: Youtube.Theo dự kiến, công trình sẽ hoàn thành cùng lúc với triển lãm Dubai Expo 2020. Ảnh: LPC Living.Tuy nhiên, để giành danh hiệu công trình nhân tạo cao nhất thế giới, Dubai Creek Tower sẽ phải cạnh tranh với tháp Jeddah Tower tại Saudi Arabia với chiều cao dự kiến gần 1.000m. Ảnh: Dezeen. Tòa nhà có hình dáng như chóp núi và cao hơn 200 tầng. Ảnh: Dezeen.Về cơ bản, tòa nhà sẽ giống như một thành phố thu nhỏ, bao gồm tổ hợp nhà hàng, khách sạn, căn hộ và một trung tâm thương mại. Ảnh: Dezeen.Tháp Jeddah dự tính sẽ ngốn 2,2 tỷ USD. Ảnh: Dezeen.Tính đến tháng 2/2018, tòa nhà chọc trời này đã hoàn thành 60 tầng. Ảnh: Dezeen.Dù chưa khánh thành và bước lên vị trí tòa nhà cao nhất thế giới, tháp Jeddah đã có nguy cơ bị chiếm ngôi bởi đề xuất xây dựng tòa nhà mang tên The Bride tại Basra (Iraq). Ảnh: AMBS Architects.Theo dự kiến, tòa tháp The Bride sẽ cao 1.152m, bao gồm 230 tầng. Ảnh: Forbes.Trong thiết kế kiến trúc, tháp Bride sẽ được bao quanh bởi một mái vòm kính trên mặt tiền phía nam, như một tấm màn che. Ảnh: Dezeen.Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có kế hoạch xây dựng The Bride rõ ràng. Ảnh: AMBS architects.Video: Cận cảnh tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới. Nguồn: Youtube.
Nằm trong dự án tổ hợp rộng gần 6 km2 Dubai Creek Harbour, Dubai Creek Tower dự kiến cao 928m và sẽ vượt qua Burj Khalifa - tòa nhà cao nhất thế giới từ năm 2010 (828m). Ảnh: Timeoutdubai.
Tòa tháp Dubai Creek sẽ gồm khu chung cư xa xỉ, trung tâm thương mại và văn phòng với vốn đầu tư ước tính 1 tỷ USD. Ảnh: Omnium.
Kể từ khi công bố vào tháng 10/2016, Dubai Creek Tower đang được thi công ở giai đoạn đầu bởi hãng Emaar Properties. Ảnh: Youtube.
Theo dự kiến, công trình sẽ hoàn thành cùng lúc với triển lãm Dubai Expo 2020. Ảnh: LPC Living.
Tuy nhiên, để giành danh hiệu công trình nhân tạo cao nhất thế giới, Dubai Creek Tower sẽ phải cạnh tranh với tháp Jeddah Tower tại Saudi Arabia với chiều cao dự kiến gần 1.000m. Ảnh: Dezeen.
Tòa nhà có hình dáng như chóp núi và cao hơn 200 tầng.
Ảnh: Dezeen.
Về cơ bản, tòa nhà sẽ giống như một thành phố thu nhỏ, bao gồm tổ hợp nhà hàng, khách sạn, căn hộ và một trung tâm thương mại. Ảnh: Dezeen.
Tháp Jeddah dự tính sẽ ngốn 2,2 tỷ USD. Ảnh: Dezeen.
Tính đến tháng 2/2018, tòa nhà chọc trời này đã hoàn thành 60 tầng. Ảnh: Dezeen.
Dù chưa khánh thành và bước lên vị trí tòa nhà cao nhất thế giới, tháp Jeddah đã có nguy cơ bị chiếm ngôi bởi đề xuất xây dựng tòa nhà mang tên The Bride tại Basra (Iraq). Ảnh: AMBS Architects.
Theo dự kiến, tòa tháp The Bride sẽ cao 1.152m, bao gồm 230 tầng. Ảnh: Forbes.
Trong thiết kế kiến trúc, tháp Bride sẽ được bao quanh bởi một mái vòm kính trên mặt tiền phía nam, như một tấm màn che. Ảnh: Dezeen.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có kế hoạch xây dựng The Bride rõ ràng. Ảnh: AMBS architects.
Video: Cận cảnh tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới. Nguồn: Youtube.