1. Ngôi nhà hẹp nhất thế giới của kiến trúc sư Jakub Szczesny: Kiến trúc sư người Ba Lan Jakub Szczesny đã thiết kế nên Keret House - ngôi nhà "mỏng" nhất thế giới, với điểm rộng nhất trong nhà chỉ 122 cm.
Nằm thu hẹp giữa hai tòa nhà ở trung tâm Warsaw (Ba Lan), ngôi nhà siêu mỏng này được thiết kế rất khoa học, đủ để kê một chiếc giường, bộ bàn ghế, bàn làm việc, bếp ăn và toilet. Thậm chí, bên trong nó còn có 1 cầu thang dựng đứng để đi lại giữa các tầng.
2. Nhà Stacking Green (Nhà xanh) của kiến trúc sư Việt Nam Võ Trọng Nghĩa: Ngôi nhà này ở TP HCM, có chiều sâu là 20 m nhưng chỉ rộng 4 m. Đây là một kiểu nhà ống siêu mỏng phổ biến tại Việt Nam. Thế nhưng, Stacking Green có thiết kế khác biệt và thoáng mát hơn với nhiều cây xanh nhiệt đới được trồng quanh trong nhà.
3. Nhà Imai của KTS Nhật Bản Katsutoshi Sasaki: Ngôi nhà 2 tầng tọa ở tỉnh Aichi, Nhật Bản chỉ rộng 3m và không có hành lang. Thay vào đó, nội thất của nó được bố trí như là một chuỗi phòng đơn giản với tỷ lệ không gian thay đổi theo chức năng. Do không có đủ không gian để trồng vườn nên kiến trúc sư đã thêm một sân nhỏ trong nhà ở tầng trệt.
4. Ngôi nhà siêu mỏng với cửa kính ở trần nhà ở Anh: Kiến trúc nhà vát ở phía nam London là thiết kế của hãng kiến trúc Alma-Nac. Ngôi nhà siêu mỏng này có chiều sâu lớn nhưng độ rộng trung bình chỉ 2,4 m. Nó được bớt lại khoảng trống ở hai đầu miếng đất làm sân vườn. Mái nhà được thiết kế tăng độ dốc đồng thời lắp kính ở trần nhà để tăng diện tích đón nhận ánh sáng, giúp cho ngôi nhà chật hẹp trở nên thoáng đãng hơn. Nội thất ngôi nhà cũng được đặt đóng riêng để tận dụng được tối đa không gian.
5. Căn nhà Promenade của Kiến trúc sư Kouichi Kimura: Ngôi nhà có chiều sâu 17 m, rộng 2,7 m này nằm ở Shiga, Nhật Bản được thiết kế với hàng lang dài và mỏng. "Khi bạn di chuyển dọc theo hành lang, bạn sẽ thấy không gian trải dài từ góc này sang góc khác", kiến trúc sư cho biết. Phần lớn đồ nội thất của căn nhà này đều được thiết kế riêng để giảm sự lộn xộn, tiết kiệm không gian.
6. Ngôi nhà Anh ở Việt Nam do kiến trúc sư Nhật Bản Sanuki Nishizawa thiết kế: Ngôi nhà ống 4 tầng này là của một gia đình sống tại TP HCM, chỉ rộng 4 m nhưng sâu 24 m. Theo yêu cầu của chủ nhân, kiến trúc sư Shunri Nishizawa đã tạo ra không gian mở thoáng đãng, tràn đầy ánh sáng tự nhiên và cây xanh cho ngôi nhà ống này. Qua thiết kế độc đáo, kiến trúc sư muốn giới thiệu một không gian rộng mở, tràn đầy ánh sáng, giản đơn và đầy tính hiệu quả cho các căn nhà ống phổ biến ở Việt Nam.
7. Ngôi nhà Townhouse của kiến trúc sư Thụy Điển Elding Oscarson: Nằm kẹp giữa các toà nhà lân cận tại Landskrona, Thụy Điển, Townhouse chỉ rộng 5m với diện tích khiêm tốn 75 m2. Với sàn nhà nén, trần nhà cao thoáng và tầng trệt bằng cốt với mặt đường giúp cho việc đặt 3 tầng vào một khối nhà có chiều cao ngang với mái của các nhà lân cận.
8. Garden and House của kiến trúc sư Ryue Nishizawa: Tọa lạc tại thành phố Tokyo, Nhật Bản, ngôi nhà Garden and House có không gian mở và thoáng, kiểu dáng đẹp và lạ mắt, ban công trồng rất nhiều cây xanh và hoa, và có hướng nhìn ra đường phố. Với kiến trúc mở và thông thoáng nhưng ngôi nhà rộng 4 m này vẫn có khu vực riêng tư phía sau “không gian xanh”. Mỗi tầng đều gồm các phòng có thiết kế khác nhau và một khu vườn nhỏ phía trước.
9. Ngôi nhà Eel's Nest của công ty kiến trúc Anonymous (Mỹ): Ngôi nhà nhỏ bé rộng 4,5 m này nằm ở khu vực đồi núi Echo Park ở phía bắc của thành phố Los Angeles. Để tiết kiệm không gian, kiến trúc sư đã không thiết kế hành lang bên trong tòa nhà. Thay vào đó, ngôi nhà có cầu thang dẫn lên lối vào mỗi phòng sinh hoạt, phòng ngủ và có cả sân thượng trên mái nhà.
10. Nhà K của kiến trúc sư Nhật Bản Hiroyuki Shinozaki: Thiết kế này có chiều cao lên tới 9 m nhưng lại rộng chỉ chưa đầy 2 m. Những hành lang trong ngôi nhà 3 tầng này chia nó thành hai phần không đều nhau, nhưng kết hợp lại vẫn đáp ứng đủ không gian sinh hoạt cho hai gia đình. Phần hẹp hơn của ngôi nhà gồm nhà bếp, phòng tắm, tủ đồ và một phòng ngủ nhỏ, trong khi những phòng ngủ lớn hơn và hai phòng khách chiếm trọn phần còn lại của căn nhà. Thay cho cửa ra vào, những khoảng mở lớn trong các bức tường giữa các phòng và hành lang giúp hai gia đình dễ dàng giao tiếp với nhau từ mọi phía của căn nhà.
1. Ngôi nhà hẹp nhất thế giới của kiến trúc sư Jakub Szczesny: Kiến trúc sư người Ba Lan Jakub Szczesny đã thiết kế nên Keret House - ngôi nhà "mỏng" nhất thế giới, với điểm rộng nhất trong nhà chỉ 122 cm.
Nằm thu hẹp giữa hai tòa nhà ở trung tâm Warsaw (Ba Lan), ngôi nhà siêu mỏng này được thiết kế rất khoa học, đủ để kê một chiếc giường, bộ bàn ghế, bàn làm việc, bếp ăn và toilet. Thậm chí, bên trong nó còn có 1 cầu thang dựng đứng để đi lại giữa các tầng.
2. Nhà Stacking Green (Nhà xanh) của kiến trúc sư Việt Nam Võ Trọng Nghĩa: Ngôi nhà này ở TP HCM, có chiều sâu là 20 m nhưng chỉ rộng 4 m. Đây là một kiểu nhà ống siêu mỏng phổ biến tại Việt Nam. Thế nhưng, Stacking Green có thiết kế khác biệt và thoáng mát hơn với nhiều cây xanh nhiệt đới được trồng quanh trong nhà.
3. Nhà Imai của KTS Nhật Bản Katsutoshi Sasaki: Ngôi nhà 2 tầng tọa ở tỉnh Aichi, Nhật Bản chỉ rộng 3m và không có hành lang. Thay vào đó, nội thất của nó được bố trí như là một chuỗi phòng đơn giản với tỷ lệ không gian thay đổi theo chức năng. Do không có đủ không gian để trồng vườn nên kiến trúc sư đã thêm một sân nhỏ trong nhà ở tầng trệt.
4. Ngôi nhà siêu mỏng với cửa kính ở trần nhà ở Anh: Kiến trúc nhà vát ở phía nam London là thiết kế của hãng kiến trúc Alma-Nac. Ngôi nhà siêu mỏng này có chiều sâu lớn nhưng độ rộng trung bình chỉ 2,4 m. Nó được bớt lại khoảng trống ở hai đầu miếng đất làm sân vườn. Mái nhà được thiết kế tăng độ dốc đồng thời lắp kính ở trần nhà để tăng diện tích đón nhận ánh sáng, giúp cho ngôi nhà chật hẹp trở nên thoáng đãng hơn. Nội thất ngôi nhà cũng được đặt đóng riêng để tận dụng được tối đa không gian.
5. Căn nhà Promenade của Kiến trúc sư Kouichi Kimura: Ngôi nhà có chiều sâu 17 m, rộng 2,7 m này nằm ở Shiga, Nhật Bản được thiết kế với hàng lang dài và mỏng. "Khi bạn di chuyển dọc theo hành lang, bạn sẽ thấy không gian trải dài từ góc này sang góc khác", kiến trúc sư cho biết. Phần lớn đồ nội thất của căn nhà này đều được thiết kế riêng để giảm sự lộn xộn, tiết kiệm không gian.
6. Ngôi nhà Anh ở Việt Nam do kiến trúc sư Nhật Bản Sanuki Nishizawa thiết kế: Ngôi nhà ống 4 tầng này là của một gia đình sống tại TP HCM, chỉ rộng 4 m nhưng sâu 24 m. Theo yêu cầu của chủ nhân, kiến trúc sư Shunri Nishizawa đã tạo ra không gian mở thoáng đãng, tràn đầy ánh sáng tự nhiên và cây xanh cho ngôi nhà ống này. Qua thiết kế độc đáo, kiến trúc sư muốn giới thiệu một không gian rộng mở, tràn đầy ánh sáng, giản đơn và đầy tính hiệu quả cho các căn nhà ống phổ biến ở Việt Nam.
7. Ngôi nhà Townhouse của kiến trúc sư Thụy Điển Elding Oscarson: Nằm kẹp giữa các toà nhà lân cận tại Landskrona, Thụy Điển, Townhouse chỉ rộng 5m với diện tích khiêm tốn 75 m2. Với sàn nhà nén, trần nhà cao thoáng và tầng trệt bằng cốt với mặt đường giúp cho việc đặt 3 tầng vào một khối nhà có chiều cao ngang với mái của các nhà lân cận.
8. Garden and House của kiến trúc sư Ryue Nishizawa: Tọa lạc tại thành phố Tokyo, Nhật Bản, ngôi nhà Garden and House có không gian mở và thoáng, kiểu dáng đẹp và lạ mắt, ban công trồng rất nhiều cây xanh và hoa, và có hướng nhìn ra đường phố. Với kiến trúc mở và thông thoáng nhưng ngôi nhà rộng 4 m này vẫn có khu vực riêng tư phía sau “không gian xanh”. Mỗi tầng đều gồm các phòng có thiết kế khác nhau và một khu vườn nhỏ phía trước.
9. Ngôi nhà Eel's Nest của công ty kiến trúc Anonymous (Mỹ): Ngôi nhà nhỏ bé rộng 4,5 m này nằm ở khu vực đồi núi Echo Park ở phía bắc của thành phố Los Angeles. Để tiết kiệm không gian, kiến trúc sư đã không thiết kế hành lang bên trong tòa nhà. Thay vào đó, ngôi nhà có cầu thang dẫn lên lối vào mỗi phòng sinh hoạt, phòng ngủ và có cả sân thượng trên mái nhà.
10. Nhà K của kiến trúc sư Nhật Bản Hiroyuki Shinozaki: Thiết kế này có chiều cao lên tới 9 m nhưng lại rộng chỉ chưa đầy 2 m. Những hành lang trong ngôi nhà 3 tầng này chia nó thành hai phần không đều nhau, nhưng kết hợp lại vẫn đáp ứng đủ không gian sinh hoạt cho hai gia đình. Phần hẹp hơn của ngôi nhà gồm nhà bếp, phòng tắm, tủ đồ và một phòng ngủ nhỏ, trong khi những phòng ngủ lớn hơn và hai phòng khách chiếm trọn phần còn lại của căn nhà. Thay cho cửa ra vào, những khoảng mở lớn trong các bức tường giữa các phòng và hành lang giúp hai gia đình dễ dàng giao tiếp với nhau từ mọi phía của căn nhà.