"Nhà sạch thì mát", đây là một trong những chú ý quan trọng nhất để làm mát nhà mùa hè nắng nóng. Đầu tiên, bạn nên loại bỏ những vật dụng không dùng đến hoặc các loại giấy rác, chai lọ.... để nhà bớt cảm giác chật chội, mà thêm phần thông thoáng.Bố trí lại một số đồ nội thất đang chắn đường thoáng gió như cửa sổ hoặc những đồ sinh nhiệt ra khu vực dễ thoát nhiệt hơn. Không nên đặt bếp nấu ăn quá gần phòng ngủ khiến khói, dầu mỡ... gây cảm giác nóng bức.Một cách làm nhà thông thoáng khác là mở cửa chớp, cửa thông gió, cửa sổ... không khí đối lưu sẽ giúp giảm hơi nóng trong nhà. Một phòng nên cần hai cửa sổ không cùng phía để tạo lối gió và khí ra vào.Bạn có thể tận dụng nước sinh hoạt (rửa rau, nước tráng đồ dùng...) để tưới ra hiên hoặc phun nước lên mái nhà để giảm hơi nóng hầm hập của mùa hè.Với những nhà có vườn cây, các buổi chiều vừa tưới cây vừa giảm 1-2 độ C giúp chống nóng cho nhà.Ngoài ra, việc lau dọn các thiết bị làm mát cũng là cách để nhà cửa thêm mát mẻ. Quạt trần, quạt đứng, quạt thổi đá.... nên được lau sạch bụi, tra thêm dầu mỡ để hoạt động tốt.Mành, rèm chắn nắng cần được lau sạch bụi, dùng nước mát tưới (với mành ngoài hiên, ngoài sân) để hạ nhiệt trong nhà, ngoài ra, công việc này giúp hạn chế các bệnh hô hấp do bụi bẩn gây nên.Cách truyền thống vẫn được áp dụng thường xuyên trong ngày nóng, đó là dùng chậu nước đá đặt phía trước quạt. Gió mang theo hơi nước sẽ đem lại cảm giác dễ chịu.Không chỉ ánh nắng mặt trời khiến nhà nóng bức, ngột ngạt mà các thiết bị điện tử cũng là một nhân tố sinh nhiệt trong nhà. Với những thiết bị điện (tivi, máy tính...) nên tắt khi không sử dụng, vừa tiết kiệm tiền điện, vừa tránh khí thải không tốt cho sức khỏe và hơi nóng do thiết bị này tỏa ra.Thay đổi ánh sáng chiếu trong nhà cũng là một cách đem lại cảm giác dễ chịu khi ở trong phòng. Chiếu sáng vào các mảng tường có màu xanh lá, xanh nước biển... Dùng đèn compact vừa giảm điện năng và lại giảm nhiệt độ tỏa ra căn nhà.
"Nhà sạch thì mát", đây là một trong những chú ý quan trọng nhất để làm mát nhà mùa hè nắng nóng. Đầu tiên, bạn nên loại bỏ những vật dụng không dùng đến hoặc các loại giấy rác, chai lọ.... để nhà bớt cảm giác chật chội, mà thêm phần thông thoáng.
Bố trí lại một số đồ nội thất đang chắn đường thoáng gió như cửa sổ hoặc những đồ sinh nhiệt ra khu vực dễ thoát nhiệt hơn. Không nên đặt bếp nấu ăn quá gần phòng ngủ khiến khói, dầu mỡ... gây cảm giác nóng bức.
Một cách làm nhà thông thoáng khác là mở cửa chớp, cửa thông gió, cửa sổ... không khí đối lưu sẽ giúp giảm hơi nóng trong nhà. Một phòng nên cần hai cửa sổ không cùng phía để tạo lối gió và khí ra vào.
Bạn có thể tận dụng nước sinh hoạt (rửa rau, nước tráng đồ dùng...) để tưới ra hiên hoặc phun nước lên mái nhà để giảm hơi nóng hầm hập của mùa hè.
Với những nhà có vườn cây, các buổi chiều vừa tưới cây vừa giảm 1-2 độ C giúp chống nóng cho nhà.
Ngoài ra, việc lau dọn các thiết bị làm mát cũng là cách để nhà cửa thêm mát mẻ. Quạt trần, quạt đứng, quạt thổi đá.... nên được lau sạch bụi, tra thêm dầu mỡ để hoạt động tốt.
Mành, rèm chắn nắng cần được lau sạch bụi, dùng nước mát tưới (với mành ngoài hiên, ngoài sân) để hạ nhiệt trong nhà, ngoài ra, công việc này giúp hạn chế các bệnh hô hấp do bụi bẩn gây nên.
Cách truyền thống vẫn được áp dụng thường xuyên trong ngày nóng, đó là dùng chậu nước đá đặt phía trước quạt. Gió mang theo hơi nước sẽ đem lại cảm giác dễ chịu.
Không chỉ ánh nắng mặt trời khiến nhà nóng bức, ngột ngạt mà các thiết bị điện tử cũng là một nhân tố sinh nhiệt trong nhà. Với những thiết bị điện (tivi, máy tính...) nên tắt khi không sử dụng, vừa tiết kiệm tiền điện, vừa tránh khí thải không tốt cho sức khỏe và hơi nóng do thiết bị này tỏa ra.
Thay đổi ánh sáng chiếu trong nhà cũng là một cách đem lại cảm giác dễ chịu khi ở trong phòng. Chiếu sáng vào các mảng tường có màu xanh lá, xanh nước biển... Dùng đèn compact vừa giảm điện năng và lại giảm nhiệt độ tỏa ra căn nhà.