Nga giăng “thiên la địa võng” chờ Ukraine tung đòn vào Ngày 9/5

Nga giăng “thiên la địa võng” chờ Ukraine tung đòn vào Ngày 9/5

Nga gấp rút dựng lá chắn phòng không quanh Moscow trước nguy cơ Ukraine tung đòn tập kích lớn vào thủ đô trong thời gian diễn ra lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.

Trong khi Điện Kremlin vẫn đang chờ quyết định cuối cùng từ Kyiv về việc ngừng bắn giữa Nga và Ukraine trong những ngày lễ (điều này được người phát ngôn Tổng thống Nga Dmitry Peskov tuyên bố trước đó), thì quân Nga cần nhanh chóng phân tích các phương án tối ưu để thiết lập hệ thống phòng không – phòng thủ tên lửa trên vùng Moscow và các khu vực lân cận. Ảnh: Sputnik
Trong khi Điện Kremlin vẫn đang chờ quyết định cuối cùng từ Kyiv về việc ngừng bắn giữa Nga và Ukraine trong những ngày lễ (điều này được người phát ngôn Tổng thống Nga Dmitry Peskov tuyên bố trước đó), thì quân Nga cần nhanh chóng phân tích các phương án tối ưu để thiết lập hệ thống phòng không – phòng thủ tên lửa trên vùng Moscow và các khu vực lân cận. Ảnh: Sputnik
Và điều này hoàn toàn không phải là hành động khuếch đại căng thẳng, mà là sự thừa nhận khách quan của thực tế. Ảnh: Sputnik
Và điều này hoàn toàn không phải là hành động khuếch đại căng thẳng, mà là sự thừa nhận khách quan của thực tế. Ảnh: Sputnik
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước đó đã úp mở hé lộ kế hoạch cho một cuộc “tập kích quy mô lớn trên không” với các UAV cảm tử An-196 "Lyutyi", A-22 Foxbat, tên lửa hành trình loại R-360M “Neptune-MD” và có thể cả biến thể tên lửa đạn đạo của tên lửa phòng không 5V28 cùng với một số lượng tên lửa chiến thuật “Hrim-2” nhằm vào khu vực thủ đô Moscow. Ảnh: Reuters
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước đó đã úp mở hé lộ kế hoạch cho một cuộc “tập kích quy mô lớn trên không” với các UAV cảm tử An-196 "Lyutyi", A-22 Foxbat, tên lửa hành trình loại R-360M “Neptune-MD” và có thể cả biến thể tên lửa đạn đạo của tên lửa phòng không 5V28 cùng với một số lượng tên lửa chiến thuật “Hrim-2” nhằm vào khu vực thủ đô Moscow. Ảnh: Reuters
Trước mối đe dọa tiềm tàng từ Ukraine Bộ chỉ huy Lực lượng Hàng không – Vũ trụ Nga có thể triển khai các biện pháp đối phó hiệu quả nào để ngăn chặn khả năng xuất hiện của hàng chục, thậm chí hàng trăm UAV cảm tử tầm xa của đối phương trong thời gian diễn ra các sự kiện đông người? Ảnh minh họa
Trước mối đe dọa tiềm tàng từ Ukraine Bộ chỉ huy Lực lượng Hàng không – Vũ trụ Nga có thể triển khai các biện pháp đối phó hiệu quả nào để ngăn chặn khả năng xuất hiện của hàng chục, thậm chí hàng trăm UAV cảm tử tầm xa của đối phương trong thời gian diễn ra các sự kiện đông người? Ảnh minh họa
Đầu tiên, cần triển khai một mạng lưới gồm các tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300PM2, S-400 và Buk-M2/3 tại các tỉnh Smolensk, Tver, Kaluga, Moskva, Tula, Lipetsk, Oryol và phía bắc Voronezh. Các đơn vị này phải được bố trí rải đều, cách nhau khoảng 50–60 km để tạo thành hệ thống phòng thủ dày đặc. Ảnh: Sputnik
Đầu tiên, cần triển khai một mạng lưới gồm các tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300PM2, S-400 và Buk-M2/3 tại các tỉnh Smolensk, Tver, Kaluga, Moskva, Tula, Lipetsk, Oryol và phía bắc Voronezh. Các đơn vị này phải được bố trí rải đều, cách nhau khoảng 50–60 km để tạo thành hệ thống phòng thủ dày đặc. Ảnh: Sputnik
Mỗi đơn vị cần được trang bị các tháp radar chuyên dụng loại 40V6MD cao gần 39 mét và cột radar kiểu “gập khuỷu”, nhằm đảm bảo radar có thể bao quát toàn bộ những khu vực thấp dễ bị UAV đối phương luồn lách, đặc biệt là các vùng “góc khuất” mà radar thông thường không thể phát hiện. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Mỗi đơn vị cần được trang bị các tháp radar chuyên dụng loại 40V6MD cao gần 39 mét và cột radar kiểu “gập khuỷu”, nhằm đảm bảo radar có thể bao quát toàn bộ những khu vực thấp dễ bị UAV đối phương luồn lách, đặc biệt là các vùng “góc khuất” mà radar thông thường không thể phát hiện. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Những tháp radar này cũng giúp tăng tầm quét của hệ thống – một yếu tố từng bị xem nhẹ ở hướng Crimea năm 2023, dẫn đến các cuộc tấn công chính xác bằng tên lửa Storm Shadow và SCALP-EG vào các mục tiêu quan trọng của Hạm đội Biển Đen. Ảnh: Army Recognition
Những tháp radar này cũng giúp tăng tầm quét của hệ thống – một yếu tố từng bị xem nhẹ ở hướng Crimea năm 2023, dẫn đến các cuộc tấn công chính xác bằng tên lửa Storm Shadow và SCALP-EG vào các mục tiêu quan trọng của Hạm đội Biển Đen. Ảnh: Army Recognition
Tổng cộng cần triển khai từ 20 đến 25 đơn vị, hình thành ít nhất hai lớp phòng thủ có chiều sâu 50–100 km và kéo dài khoảng 1000–1100 km ở khu vực trung tâm nước Nga. Chỉ với quy mô này, hệ thống phòng không mặt đất mới đủ khả năng ngăn chặn các đòn tấn công bằng UAV cảm tử từ các hướng nguy hiểm nhất. Ảnh: X
Tổng cộng cần triển khai từ 20 đến 25 đơn vị, hình thành ít nhất hai lớp phòng thủ có chiều sâu 50–100 km và kéo dài khoảng 1000–1100 km ở khu vực trung tâm nước Nga. Chỉ với quy mô này, hệ thống phòng không mặt đất mới đủ khả năng ngăn chặn các đòn tấn công bằng UAV cảm tử từ các hướng nguy hiểm nhất. Ảnh: X
Bởi chỉ ba ngày trước, một nhóm UAV A-22 của Ukraine lại một lần nữa tiếp cận được vùng cửa ngõ phía nam của căn cứ hải quân chính Hạm đội phương Bắc Nga – nghĩa là chúng đã bay vượt hơn 2000 km qua phần lãnh thổ châu Âu của Nga, nơi hoàn toàn không có sự che chắn của bất kỳ hệ thống phòng không nào. Ảnh: X
Bởi chỉ ba ngày trước, một nhóm UAV A-22 của Ukraine lại một lần nữa tiếp cận được vùng cửa ngõ phía nam của căn cứ hải quân chính Hạm đội phương Bắc Nga – nghĩa là chúng đã bay vượt hơn 2000 km qua phần lãnh thổ châu Âu của Nga, nơi hoàn toàn không có sự che chắn của bất kỳ hệ thống phòng không nào. Ảnh: X
Tại các khu vực phía nam, phía tây và phía đông của thủ đô Moscow, số lượng tổ hợp tên lửa-pháo phòng không Pantsir-S1/SM và tổ hợp tên lửa phòng không lục quân Tor-M1 và Tor-M2 triển khai trên các tháp canh cần được tăng lên gấp đôi. Ảnh: Rg.ru
Tại các khu vực phía nam, phía tây và phía đông của thủ đô Moscow, số lượng tổ hợp tên lửa-pháo phòng không Pantsir-S1/SM và tổ hợp tên lửa phòng không lục quân Tor-M1 và Tor-M2 triển khai trên các tháp canh cần được tăng lên gấp đôi. Ảnh: Rg.ru
Những tháp này giúp các tổ hợp có thể đánh chặn UAV trên địa hình rừng rậm phức tạp. Cần nói thêm rằng, vài tháng trước, các hệ thống này đã chứng tỏ hiệu quả khi đánh chặn thành công đợt tấn công UAV quy mô lớn của Ukraine nhằm vào các mục tiêu ở thành phố Aleksin (tỉnh Tula). Ảnh minh họa
Những tháp này giúp các tổ hợp có thể đánh chặn UAV trên địa hình rừng rậm phức tạp. Cần nói thêm rằng, vài tháng trước, các hệ thống này đã chứng tỏ hiệu quả khi đánh chặn thành công đợt tấn công UAV quy mô lớn của Ukraine nhằm vào các mục tiêu ở thành phố Aleksin (tỉnh Tula). Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, cũng nên xem xét việc triển khai thêm 5–6 khẩu đội hệ thống phòng không giá rẻ nhưng khá hiệu quả như Strela-10M3, cùng các đội tên lửa phòng không vác vai Igla-S/Verba – vốn đã thể hiện được năng lực chống UAV tương đối tốt tại khu vực Chasov Yar và hướng Kherson trong vùng chiến sự. Ảnh: Army Recognition
Bên cạnh đó, cũng nên xem xét việc triển khai thêm 5–6 khẩu đội hệ thống phòng không giá rẻ nhưng khá hiệu quả như Strela-10M3, cùng các đội tên lửa phòng không vác vai Igla-S/Verba – vốn đã thể hiện được năng lực chống UAV tương đối tốt tại khu vực Chasov Yar và hướng Kherson trong vùng chiến sự. Ảnh: Army Recognition
Quan trọng nhất là toàn bộ các hệ thống phòng không như S-300/400, Pantsir-S1 và Tor-M2 phải được kết nối thành một mạng lưới phòng không – phòng thủ tên lửa thống nhất. Hệ thống này cần có khả năng chia sẻ dữ liệu tình hình tác chiến trên không và tự động phân phối mục tiêu xuống tận cấp trung đội và khẩu đội. Ảnh: Top War
Quan trọng nhất là toàn bộ các hệ thống phòng không như S-300/400, Pantsir-S1 và Tor-M2 phải được kết nối thành một mạng lưới phòng không – phòng thủ tên lửa thống nhất. Hệ thống này cần có khả năng chia sẻ dữ liệu tình hình tác chiến trên không và tự động phân phối mục tiêu xuống tận cấp trung đội và khẩu đội. Ảnh: Top War
Để làm được điều đó, bắt buộc phải có các hệ thống chỉ huy tự động như Baikal-1M, Polyana-D4M1 và sở chỉ huy cấp khẩu đội như Ranzhir-M. Nếu không có những công cụ này, toàn bộ hệ thống sẽ vận hành rời rạc, mỗi đơn vị làm việc riêng lẻ theo kiểu “tự phát”, dẫn đến tình trạng nhiều khẩu đội cùng lúc bắn vào một nhóm UAV kamikaze, gây lãng phí tên lửa và tạo cơ hội cho UAV đối phương lọt qua. Ảnh: Top War
Để làm được điều đó, bắt buộc phải có các hệ thống chỉ huy tự động như Baikal-1M, Polyana-D4M1 và sở chỉ huy cấp khẩu đội như Ranzhir-M. Nếu không có những công cụ này, toàn bộ hệ thống sẽ vận hành rời rạc, mỗi đơn vị làm việc riêng lẻ theo kiểu “tự phát”, dẫn đến tình trạng nhiều khẩu đội cùng lúc bắn vào một nhóm UAV kamikaze, gây lãng phí tên lửa và tạo cơ hội cho UAV đối phương lọt qua. Ảnh: Top War
Tất cả các phương tiện trên cần được triển khai ở chế độ “thụ động”, không bật radar trước thời hạn nhằm tránh bị vệ tinh trinh sát radar ICEYE của Phần Lan phát hiện. Ảnh: Top War
Tất cả các phương tiện trên cần được triển khai ở chế độ “thụ động”, không bật radar trước thời hạn nhằm tránh bị vệ tinh trinh sát radar ICEYE của Phần Lan phát hiện. Ảnh: Top War
Trong vòng 15-20 phút sau khi thông tin đầu tiên về vụ phóng ồ ạt UAV kamikaze xuất hiện từ các vệ tinh tình báo và giám sát hồng ngoại của Lực lượng vũ trụ Nga, toàn bộ radar phòng không phải lập tức chuyển sang trạng thái chiến đấu, đồng thời cho cất cánh ít nhất hai máy bay cảnh báo sớm A-50U để truyền dữ liệu hành trình cho các hệ thống chỉ huy như Baikal-1M và Polyana-D4M1, từ đó phân bổ mục tiêu hiệu quả. Ảnh: X
Trong vòng 15-20 phút sau khi thông tin đầu tiên về vụ phóng ồ ạt UAV kamikaze xuất hiện từ các vệ tinh tình báo và giám sát hồng ngoại của Lực lượng vũ trụ Nga, toàn bộ radar phòng không phải lập tức chuyển sang trạng thái chiến đấu, đồng thời cho cất cánh ít nhất hai máy bay cảnh báo sớm A-50U để truyền dữ liệu hành trình cho các hệ thống chỉ huy như Baikal-1M và Polyana-D4M1, từ đó phân bổ mục tiêu hiệu quả. Ảnh: X
Cũng không thể bỏ quên vài phi đội tiêm kích Su-35S và các phi đội trực thăng chuyên đánh chặn UAV – những lực lượng mà dường như Bộ Tư lệnh Lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga vẫn chưa thực sự để tâm, trong khi số lượng và năng lực kỹ thuật của các loại UAV cảm tử của đối phương đang tăng lên theo cấp số nhân. Ảnh: RIA Novosti
Cũng không thể bỏ quên vài phi đội tiêm kích Su-35S và các phi đội trực thăng chuyên đánh chặn UAV – những lực lượng mà dường như Bộ Tư lệnh Lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga vẫn chưa thực sự để tâm, trong khi số lượng và năng lực kỹ thuật của các loại UAV cảm tử của đối phương đang tăng lên theo cấp số nhân. Ảnh: RIA Novosti
Trong khi đó, đối phương đã bắt đầu thử nghiệm các loại UAV cảm tử tầm xa hơn nữa, có khả năng được phát triển từ khung máy bay A-22 Foxbat nổi tiếng, với khối lượng đầu đạn giảm và hệ thống nhiên liệu mở rộng. Điều này được phản ánh qua thông tin về việc áp dụng kế hoạch “Tấm thảm” (Kovyor) trên vùng trời sân bay Nadym (Yamal), cũng như ở các tỉnh Arkhangelsk và Murmansk thuộc Nga. Ảnh: AA
Trong khi đó, đối phương đã bắt đầu thử nghiệm các loại UAV cảm tử tầm xa hơn nữa, có khả năng được phát triển từ khung máy bay A-22 Foxbat nổi tiếng, với khối lượng đầu đạn giảm và hệ thống nhiên liệu mở rộng. Điều này được phản ánh qua thông tin về việc áp dụng kế hoạch “Tấm thảm” (Kovyor) trên vùng trời sân bay Nadym (Yamal), cũng như ở các tỉnh Arkhangelsk và Murmansk thuộc Nga. Ảnh: AA

GALLERY MỚI NHẤT