Được lấy ý tưởng từ hình ảnh chú công đang múa, NTK Lý Minh Tuấn đã thiết kế lên một mẫu trang phục hát Chầu Văn được dùng cho các nghệ sỹ, nghệ nhân, thanh đồng sử dụng mỗi dịp biểu diễn rất độc đáo. Phần thân áo được may cách tân từ áo dài 3 tà của Việt Nam với tay áo rộng, xẻ tà, phần dưới thì kết hợp với váy.Nổi bật phía trước của áo là hình ảnh chú công đang dang rộng đôi cánh. Để làm nổi bật hình ảnh này, NTK Lý Minh Tuấn đã sử dụng chất liệu vải nhung đen 4 chiều của Ý giúp người mặc thấy thoải mái và mát lạnh.Đặc biệt, phần thân và cánh của công được kết hợp bởi ngọc trai, pha lê cao cấp cùng cườm, vỹ.Chính việc sử dụng các chất liệu như vậy giúp bộ trang phục vừa quý phái, sang trọng nhưng vẫn mềm mại, thanh cao.Nếu phần thân trước hình ảnh chú công là điểm nhấn, phía sau là chiếc đuôi công sống động như thật cùng chân váy rộng 3,5m.Chiếc đuôi cũng là điểm độc đáo nhất của mẫu trang phục này.Toàn bộ lông công được sử dụng đều là thật và được tuyển chọn kỹ lưỡng từ nước ngoài sau đó xếp lại theo kiểu 3D để khi người mặc cử động sẽ giống như một chú công đang múa vậy.Ngoài ra, trên mỗi chiếc lông công còn được đính một viên đá cao cấp để tăng sự nổi bật, sang trong khi chuyển động.Ngoài ra, phần chân váy cũng được thực hiện khá cầu kỳ với hình ảnh hoa mẫu đơn. Để hoàn thiện mẫu trang phục này, NTK Lý Minh Tuấn đã phải mất một tháng với tổng giá trị lên tới 150 triệu đồng.Cùng với mẫu thiết kế trên, NTK Lý Minh Tuấn còn cho ra mắt một mẫu thiết kế khác mang chủ đề "Hạc trên sen".Đây là mẫu thiết kế được cải biên từ áo yếm Bắc bộ với màu hồng cánh sen là chủ đạo.Đến nay, hai mẫu trang phục này mới chỉ được mặc biểu diễn một lần duy nhất tại Liên hoan hát Chầu văn Hải Phòng mở rộng năm 2015.Hát văn, còn gọi là Chầu văn hay hát bóng, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Nghệ thuật Chầu văn đang được quan tâm bảo tồn và lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Hiện tại, Nghi lễ Chầu văn của người Việt ở Hà Nam, Nam Định đã được đưa vào danh sách 33 di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam (đợt 1).
Được lấy ý tưởng từ hình ảnh chú công đang múa, NTK Lý Minh Tuấn đã thiết kế lên một mẫu trang phục hát Chầu Văn được dùng cho các nghệ sỹ, nghệ nhân, thanh đồng sử dụng mỗi dịp biểu diễn rất độc đáo. Phần thân áo được may cách tân từ áo dài 3 tà của Việt Nam với tay áo rộng, xẻ tà, phần dưới thì kết hợp với váy.
Nổi bật phía trước của áo là hình ảnh chú công đang dang rộng đôi cánh. Để làm nổi bật hình ảnh này, NTK Lý Minh Tuấn đã sử dụng chất liệu vải nhung đen 4 chiều của Ý giúp người mặc thấy thoải mái và mát lạnh.
Đặc biệt, phần thân và cánh của công được kết hợp bởi ngọc trai, pha lê cao cấp cùng cườm, vỹ.
Chính việc sử dụng các chất liệu như vậy giúp bộ trang phục vừa quý phái, sang trọng nhưng vẫn mềm mại, thanh cao.
Nếu phần thân trước hình ảnh chú công là điểm nhấn, phía sau là chiếc đuôi công sống động như thật cùng chân váy rộng 3,5m.
Chiếc đuôi cũng là điểm độc đáo nhất của mẫu trang phục này.
Toàn bộ lông công được sử dụng đều là thật và được tuyển chọn kỹ lưỡng từ nước ngoài sau đó xếp lại theo kiểu 3D để khi người mặc cử động sẽ giống như một chú công đang múa vậy.
Ngoài ra, trên mỗi chiếc lông công còn được đính một viên đá cao cấp để tăng sự nổi bật, sang trong khi chuyển động.
Ngoài ra, phần chân váy cũng được thực hiện khá cầu kỳ với hình ảnh hoa mẫu đơn. Để hoàn thiện mẫu trang phục này, NTK Lý Minh Tuấn đã phải mất một tháng với tổng giá trị lên tới 150 triệu đồng.
Cùng với mẫu thiết kế trên, NTK Lý Minh Tuấn còn cho ra mắt một mẫu thiết kế khác mang chủ đề "Hạc trên sen".
Đây là mẫu thiết kế được cải biên từ áo yếm Bắc bộ với màu hồng cánh sen là chủ đạo.
Đến nay, hai mẫu trang phục này mới chỉ được mặc biểu diễn một lần duy nhất tại Liên hoan hát Chầu văn Hải Phòng mở rộng năm 2015.
Hát văn, còn gọi là Chầu văn hay hát bóng, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Nghệ thuật Chầu văn đang được quan tâm bảo tồn và lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Hiện tại, Nghi lễ Chầu văn của người Việt ở Hà Nam, Nam Định đã được đưa vào danh sách 33 di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam (đợt 1).