Không nghi ngờ là bố mẹ luôn chờ đợi để nghe những lời nói đầu tiên của trẻ. Song, một đứa trẻ nói quá nhiều cũng là vấn đề, đặc biệt là nhóc không biết thời điểm nào nên nói và nói những gì. Điều đó gây nên sự mất tập trung, hay bị gián đoạn và có thể ảnh hưởng đến việc học tập đối với những trẻ bắt đầu đến trường. Đừng ngăn khi trẻ đang nói. Cần dạy trẻ những khái niệm về nghe, có nghĩa khi trẻ nói chuyện bạn hãy lắng nghe và ngược lại yêu cầu trẻ yên lặng lắng nghe khi bạn nói. Khi nói chuyện với trẻ, hãy xem xét những chủ đề mà trẻ quan tâm để cùng tham gia tranh luận Cha mẹ tránh lơ là khi trẻ nói, sẽ dẫn đến trẻ càng cố giải thích nhiều bởi nghĩ cha mẹ không hề quan tâm. Cha mẹ kiên nhẫn. Trẻ rất hay tò mò về thế giới xung quanh mình, đó là lý do chúng luôn không ngừng nói và đặt hàng tá câu hỏi cho những người xung quanh. Cha mẹ nên bình tĩnh giải thích cho trẻ hiểu dù cho chúng hỏi rất nhiều lần. Dạy cho trẻ sự quan trọng của im lặng bằng cách đưa con đến thư viện đọc sách hoặc thiết lập một giờ yên lặng mỗi ngày ở nhà cho cả gia đình. Trẻ sẽ dễ dàng học tập cha mẹ rằng nói chuyện không phải bao giờ cũng cần thiết. Nếu khó thực hiện 1 giờ, mẹ hãy bắt đầu với 10 phút và tăng dần lên mỗi ngày. Làm phân tâm năng lượng của bé. Bạn thấy bé có quá nhiều năng lượng và chỉ tập trung vào việc nói chuyện như để giải phóng hết năng lượng ra ngoài. Một trong những mẹo để trẻ giảm nói là thay vì tham gia nói chuyện cùng con, bạn có thể hướng con đến các hoạt động như vui chơi trong công viên, học nghệ thuật hay làm đồ thủ công. Bé sẽ quên mất việc nói chuyện và chỉ chú tâm đến các trò chơi này. Đọc sách. Những đứa trẻ nói nhiều thường có rất nhiều chuyện để kể. Vì vậy, chắc chắn nhóc sẽ thích đọc những câu chuyện mới mẻ. Khích lệ trẻ phát triển các sở thích trí não, cùng trẻ chơi một số trò chơi mà trẻ thích. Các hoạt động này cần phải có sự nỗ lực và vận động để hoàn thành, ví dụ như nhảy xa, đạp xe… Các trò chơi này sẽ thu hút sự chú ý của trẻ, không để trẻ có thời gian nói quá nhiều.
Không nghi ngờ là bố mẹ luôn chờ đợi để nghe những lời nói đầu tiên của trẻ. Song, một đứa trẻ nói quá nhiều cũng là vấn đề, đặc biệt là nhóc không biết thời điểm nào nên nói và nói những gì. Điều đó gây nên sự mất tập trung, hay bị gián đoạn và có thể ảnh hưởng đến việc học tập đối với những trẻ bắt đầu đến trường.
Đừng ngăn khi trẻ đang nói. Cần dạy trẻ những khái niệm về nghe, có nghĩa khi trẻ nói chuyện bạn hãy lắng nghe và ngược lại yêu cầu trẻ yên lặng lắng nghe khi bạn nói. Khi nói chuyện với trẻ, hãy xem xét những chủ đề mà trẻ quan tâm để cùng tham gia tranh luận Cha mẹ tránh lơ là khi trẻ nói, sẽ dẫn đến trẻ càng cố giải thích nhiều bởi nghĩ cha mẹ không hề quan tâm.
Cha mẹ kiên nhẫn. Trẻ rất hay tò mò về thế giới xung quanh mình, đó là lý do chúng luôn không ngừng nói và đặt hàng tá câu hỏi cho những người xung quanh. Cha mẹ nên bình tĩnh giải thích cho trẻ hiểu dù cho chúng hỏi rất nhiều lần.
Dạy cho trẻ sự quan trọng của im lặng bằng cách đưa con đến thư viện đọc sách hoặc thiết lập một giờ yên lặng mỗi ngày ở nhà cho cả gia đình. Trẻ sẽ dễ dàng học tập cha mẹ rằng nói chuyện không phải bao giờ cũng cần thiết. Nếu khó thực hiện 1 giờ, mẹ hãy bắt đầu với 10 phút và tăng dần lên mỗi ngày.
Làm phân tâm năng lượng của bé. Bạn thấy bé có quá nhiều năng lượng và chỉ tập trung vào việc nói chuyện như để giải phóng hết năng lượng ra ngoài.
Một trong những mẹo để trẻ giảm nói là thay vì tham gia nói chuyện cùng con, bạn có thể hướng con đến các hoạt động như vui chơi trong công viên, học nghệ thuật hay làm đồ thủ công. Bé sẽ quên mất việc nói chuyện và chỉ chú tâm đến các trò chơi này.
Đọc sách. Những đứa trẻ nói nhiều thường có rất nhiều chuyện để kể. Vì vậy, chắc chắn nhóc sẽ thích đọc những câu chuyện mới mẻ.
Khích lệ trẻ phát triển các sở thích trí não, cùng trẻ chơi một số trò chơi mà trẻ thích. Các hoạt động này cần phải có sự nỗ lực và vận động để hoàn thành, ví dụ như nhảy xa, đạp xe… Các trò chơi này sẽ thu hút sự chú ý của trẻ, không để trẻ có thời gian nói quá nhiều.