Trẻ sơ sinh thường dành phần lớn thời gian trong ngày cho việc ngủ. Nhiều mẹ thấy trẻ ngủ sâu nên không điều chỉnh tư thế cho con. Vậy nhưng, duy trì một tư thế ngủ suốt thời gian dài có thể gây biến dạng đầu trẻ, dẫn đến hội chứng đầu phẳng ở trẻ em. (Ảnh: Sohu, minh họa)Được biết, hội chứng đầu phẳng là tình trạng hình dạng đầu không đối xứng, méo do tác động của lực làm biến dạng hộp sọ. Trẻ mắc hội chứng đầu phẳng nhiều trong giai đoạn sáu tuần tuổi, tăng lên tối đa khi được bốn tháng rồi sau đó giảm dần trong hai năm.Hầu hết trường hợp hội chứng đầu phẳng không gây vấn đề sức khỏe nghiêm trọng vì không ảnh hưởng tới não. Tuy vậy, trường hợp đầu phẳng mức độ trung bình, nặng có thể gây một số vấn đề sức khoẻ như loạn thị, chậm phát triển, khó ăn, khó học tập, khó nói, mất tầm nhìn, nguy cơ nghe kém, rối loạn chức năng khớp hàm dưới, động kinh, vẹo cột sống,...Nguyên nhân phổ biến gây hội chứng đầu phẳng là duy trì một tư thế ngủ trong thời gian dài. Dưới đây là những tư thế ngủ có thể khiến đầu trẻ biến dạng.Nằm ngửa. Tư thế ngủ nằm ngửa là tư thế an toàn cho trẻ. Tư thế này giúp mẹ có thể quan sát trẻ để phát hiện những vấn đề bất thường. Một ưu điểm khác của tư thế ngủ này là giúp miệng, mũi không bị che phủ bởi vật lạ, tránh những trường hợp ngạt thở đáng tiếc.Ngoài ra, nằm ngửa còn giúp các cơ quan nội tạng ít bị chèn ép, giúp cơ bắp trẻ thả lỏng.Tuy nhiên, nằm ngửa thời gian dài không có lợi cho sự phát triển của hộp sọ, khiến toàn bộ trọng lực dồn xuống vùng sau đầu gây nên tình trạng đầu bẹt. Nằm ngửa cũng dễ khiến trẻ ọc sữa. Nếu không xử lý kịp thời, sữa có thể đọng lại vùng cổ gây sặc khí quản, phổi.Nằm nghiêng. Tư thế nằm nghiêng rất tốt khi trẻ vừa ăn no. Ở cách nằm này nếu bị trớ, sữa sẽ chảy xuống theo khóe miệng, giảm nguy cơ đọng lại ở cổ gây sặc. Nằm nghiêng còn có thể bảo vệ phần sau đầu, tránh bị chèn ép gây bẹt.Tuy nhiên, trẻ nằm nghiêng thời gian dài khiến hộp sọ bên đó chịu trọng lượng nặng dễ biến dạng, dẫn đến tình trạng đầu không đối xứng. Nằm nghiêng thời gian dài còn ảnh hưởng đến khuôn mặt, gây tình trạng mặt bên to bên nhỏ.Nằm sấp. Trẻ sơ sinh rất thích tư thế ngủ này bởi nó khá giống tư thế khi trẻ trong bụng mẹ. Nằm sấp thích hợp cho trẻ chưa đầy tháng bởi nó có thể giúp phổi và lồng ngực phát triển tốt hơn, cải thiện dung tích phổi.Tuy nhiên, nếu ngực bé áp sát giường quá lâu, nhiệt lượng sẽ không được tản ra hết. Mồ hôi sẽ tích tụ vùng ngực và bụng, lâu ngày có thể hình thành các vết chàm. Tư thế ngủ này cũng khiến tay chân của các bé không cử động được tốt, còn có nguy cơ ngạt thở. Đặc biệt, nằm sấp thời gian dài sẽ khiến sức nặng cơ thể kéo xuống, gây biến dạng hộp sọ.Có thể nói, mỗi tư thế ngủ đều có ưu, nhược điểm. Cha mẹ nên điều chỉnh, không nên để con nằm một tư thế suốt thời gian dài để tránh đầu trẻ biến dạng. Ngoài ra, nếu trẻ có các dấu hiệu như nghiến răng, sợ hãi, lắc đầu, quấy khóc... thì cần chú ý đến sức khỏe. Tình trạng này có thể do thiếu canxi, chàm, viêm tai giữa... Lúc này, nên cho trẻ đi khám để phát hiện đúng nguyên nhân, có hướng điều trị phù hợp. Mời độc giả xem thêm video: Triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. (Nguồn video: VTV3)
Trẻ sơ sinh thường dành phần lớn thời gian trong ngày cho việc ngủ. Nhiều mẹ thấy trẻ ngủ sâu nên không điều chỉnh tư thế cho con. Vậy nhưng, duy trì một tư thế ngủ suốt thời gian dài có thể gây biến dạng đầu trẻ, dẫn đến hội chứng đầu phẳng ở trẻ em. (Ảnh: Sohu, minh họa)
Được biết, hội chứng đầu phẳng là tình trạng hình dạng đầu không đối xứng, méo do tác động của lực làm biến dạng hộp sọ. Trẻ mắc hội chứng đầu phẳng nhiều trong giai đoạn sáu tuần tuổi, tăng lên tối đa khi được bốn tháng rồi sau đó giảm dần trong hai năm.
Hầu hết trường hợp hội chứng đầu phẳng không gây vấn đề sức khỏe nghiêm trọng vì không ảnh hưởng tới não. Tuy vậy, trường hợp đầu phẳng mức độ trung bình, nặng có thể gây một số vấn đề sức khoẻ như loạn thị, chậm phát triển, khó ăn, khó học tập, khó nói, mất tầm nhìn, nguy cơ nghe kém, rối loạn chức năng khớp hàm dưới, động kinh, vẹo cột sống,...
Nguyên nhân phổ biến gây hội chứng đầu phẳng là duy trì một tư thế ngủ trong thời gian dài. Dưới đây là những tư thế ngủ có thể khiến đầu trẻ biến dạng.
Nằm ngửa. Tư thế ngủ nằm ngửa là tư thế an toàn cho trẻ. Tư thế này giúp mẹ có thể quan sát trẻ để phát hiện những vấn đề bất thường. Một ưu điểm khác của tư thế ngủ này là giúp miệng, mũi không bị che phủ bởi vật lạ, tránh những trường hợp ngạt thở đáng tiếc.
Ngoài ra, nằm ngửa còn giúp các cơ quan nội tạng ít bị chèn ép, giúp cơ bắp trẻ thả lỏng.
Tuy nhiên, nằm ngửa thời gian dài không có lợi cho sự phát triển của hộp sọ, khiến toàn bộ trọng lực dồn xuống vùng sau đầu gây nên tình trạng đầu bẹt. Nằm ngửa cũng dễ khiến trẻ ọc sữa. Nếu không xử lý kịp thời, sữa có thể đọng lại vùng cổ gây sặc khí quản, phổi.
Nằm nghiêng. Tư thế nằm nghiêng rất tốt khi trẻ vừa ăn no. Ở cách nằm này nếu bị trớ, sữa sẽ chảy xuống theo khóe miệng, giảm nguy cơ đọng lại ở cổ gây sặc. Nằm nghiêng còn có thể bảo vệ phần sau đầu, tránh bị chèn ép gây bẹt.
Tuy nhiên, trẻ nằm nghiêng thời gian dài khiến hộp sọ bên đó chịu trọng lượng nặng dễ biến dạng, dẫn đến tình trạng đầu không đối xứng. Nằm nghiêng thời gian dài còn ảnh hưởng đến khuôn mặt, gây tình trạng mặt bên to bên nhỏ.
Nằm sấp. Trẻ sơ sinh rất thích tư thế ngủ này bởi nó khá giống tư thế khi trẻ trong bụng mẹ. Nằm sấp thích hợp cho trẻ chưa đầy tháng bởi nó có thể giúp phổi và lồng ngực phát triển tốt hơn, cải thiện dung tích phổi.
Tuy nhiên, nếu ngực bé áp sát giường quá lâu, nhiệt lượng sẽ không được tản ra hết. Mồ hôi sẽ tích tụ vùng ngực và bụng, lâu ngày có thể hình thành các vết chàm. Tư thế ngủ này cũng khiến tay chân của các bé không cử động được tốt, còn có nguy cơ ngạt thở. Đặc biệt, nằm sấp thời gian dài sẽ khiến sức nặng cơ thể kéo xuống, gây biến dạng hộp sọ.
Có thể nói, mỗi tư thế ngủ đều có ưu, nhược điểm. Cha mẹ nên điều chỉnh, không nên để con nằm một tư thế suốt thời gian dài để tránh đầu trẻ biến dạng. Ngoài ra, nếu trẻ có các dấu hiệu như nghiến răng, sợ hãi, lắc đầu, quấy khóc... thì cần chú ý đến sức khỏe. Tình trạng này có thể do thiếu canxi, chàm, viêm tai giữa... Lúc này, nên cho trẻ đi khám để phát hiện đúng nguyên nhân, có hướng điều trị phù hợp.
Mời độc giả xem thêm video: Triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. (Nguồn video: VTV3)