Tuyệt đối phải nấu chín kỹ cua đồng khi chế biến cho bé.Theo khuyến cáo của cơ quan y tế California (Hoa Kỳ), ăn cua đồng sống hay nấu chưa chín có thể bị bệnh sán lá phổi do ký sinh trùng Paragonimus. Ký sinh trùng này sống bám trên cua đồng khi vào ruột gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy... Nếu sang phổi sẽ gây ho, đau tức ngực, khó thở, nóng sốt, nổi mề đay. Nếu sán cư trú ở não thường gây cơn động kinh, ở gan tạo ápxe gan.Phải kiểm tra kĩ và vứt bỏ những con cua đồng đã chết. Ăn phải cua chết vô cùng nguy hiểm. Không cho bé ăn cua chết.Trong cua có rất nhiều loại dinh dưỡng, trong đó có axit amin histidine. Khi cua chết, hoạt chất này sẽ biến đổi thành chất độc histamine khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, đau đầu, choáng váng, nôn mửa. Cua càng chết lâu thì càng độc.Không cho bé uống trà trong và sau khi ăn cua khoảng một giờ. Khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí gây đau bụng đi ngoài.Nếu bạn chế biến cua đồng cho con thì tuyệt đối tránh cho bé trang miệng bằng quả hồng. Quả hồng vì chất tannin có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại tích tụ trong ruột có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn, những chất rắn đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu bé đang bị cảm lạnh, tiêu chảy, bé mới ốm dậy, người bị dị ứng không nên cho bé ăn cua đồng.Khi chế biến cua đồng các mẹ cần làm sạch, thấy có vật ký sinh thì nên loại bỏ. Không chỉ có vắt, sán, rất có thể trong thịt hoặc thân cua còn có trứng giun sán, ấu trùng bám vào.Sau khi làm sạch cua các mẹ, nên ngâm thịt cua trong nước muối để vắt, sán và các loại ký sinh trùng có trong cua sẽ bò ra ngoài.
Tuyệt đối phải nấu chín kỹ cua đồng khi chế biến cho bé.
Theo khuyến cáo của cơ quan y tế California (Hoa Kỳ), ăn cua đồng sống hay nấu chưa chín có thể bị bệnh sán lá phổi do ký sinh trùng Paragonimus. Ký sinh trùng này sống bám trên cua đồng khi vào ruột gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy... Nếu sang phổi sẽ gây ho, đau tức ngực, khó thở, nóng sốt, nổi mề đay. Nếu sán cư trú ở não thường gây cơn động kinh, ở gan tạo ápxe gan.
Phải kiểm tra kĩ và vứt bỏ những con cua đồng đã chết. Ăn phải cua chết vô cùng nguy hiểm. Không cho bé ăn cua chết.
Trong cua có rất nhiều loại dinh dưỡng, trong đó có axit amin histidine. Khi cua chết, hoạt chất này sẽ biến đổi thành chất độc histamine khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, đau đầu, choáng váng, nôn mửa. Cua càng chết lâu thì càng độc.
Không cho bé uống trà trong và sau khi ăn cua khoảng một giờ. Khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí gây đau bụng đi ngoài.
Nếu bạn chế biến cua đồng cho con thì tuyệt đối tránh cho bé trang miệng bằng quả hồng. Quả hồng vì chất tannin có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại tích tụ trong ruột có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn, những chất rắn đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Nếu bé đang bị cảm lạnh, tiêu chảy, bé mới ốm dậy, người bị dị ứng không nên cho bé ăn cua đồng.
Khi chế biến cua đồng các mẹ cần làm sạch, thấy có vật ký sinh thì nên loại bỏ. Không chỉ có vắt, sán, rất có thể trong thịt hoặc thân cua còn có trứng giun sán, ấu trùng bám vào.
Sau khi làm sạch cua các mẹ, nên ngâm thịt cua trong nước muối để vắt, sán và các loại ký sinh trùng có trong cua sẽ bò ra ngoài.