“Treo chân” hay nghỉ ngơi tại giường đồng nghĩa với việc nằm im một chỗ để dưỡng thai mà không có bất kỳ hoạt động nào khác. Việc dưỡng thai trên giường thường được bác sĩ chỉ định với những bà mẹ tương lai có sức khỏe yếu hoặc bị kiệt sức. Tuy nhiên, có những người khỏe khoắn nhưng vẫn thích nằm yên cả ngày để nghỉ ngơi. Việc “giữ mình” như vậy không đem lại lợi ích dưỡng thai mà còn dễ dẫn đến trầm cảm, teo cơ bắp, tăng nguy cơ đông máu và mắc chứng tiểu đường.Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng lo ngại phương pháp dưỡng thai này dễ khiến trẻ sinh ra có cân nặng thấp hơn so với các bạn đồng trang lứa.
Thực tế, khoảng 1/5 trường hợp thai phụ Mỹ được khuyến cáo nghỉ ngơi trên giường suốt thời kỳ mang thai do các biến chứng về sức khỏe. Tuy nhiên, the Society for Maternal – Fetal Medicine (Mỹ) cho biết, cảnh báo hạn chế hoạt động thể chất trong thời gian này không nên sử dụng thường xuyên, chỉ những trường hợp đặc biệt mới nên áp dụng.Lý do họ đưa ra là hiện chưa có bất kỳ bằng chứng xác thực nào khẳng định nghỉ ngơi tại giường góp phần cải thiện sức khỏe. Thậm chí, nó còn kéo theo tác động tiêu cực cho bà bầu và trẻ sơ sinh. Thực vậy, việc hoạt động quá ít trong thời gian này dễ dẫn đến teo cơ và giảm chức năng hoạt động của xương. Nguy cơ có thể xảy ra chỉ sau một vài ngày nghỉ ngơi dài.
Thậm chí, “treo chân” còn làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông ở chân. Khiến chúng dễ di chuyển lên trên, gây tắc phổi dẫn đến tử vong. Điều đặc biệt, sự hình thành cục máu đông như vậy khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, hạn chế hoạt động thể chất thời gian này lợi ít rủi nhiều.
Bên cạnh đó, lười vận động còn làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường; khiến chị em cảm thấy lo lắng, trầm cảm do ít tiếp xúc với mọi người để giải tỏa cũng như chịu áp lực về kinh phí cho các khoản chi trong gia đình.Nhìn chung, khuyến cáo nghỉ ngơi tại giường thường được áp dụng cho các đối tượng xuất hiện cơn co thắt hoặc chuyển dạ sớm do huyết áp cao. Nguyên nhân là chúng có khả năng gây tử vong tiền sản giật; ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bình thường của bé, đẩy chị em đối diện nguy cơ sẩy thai.
“Treo chân” hay nghỉ ngơi tại giường đồng nghĩa với việc nằm im một chỗ để dưỡng thai mà không có bất kỳ hoạt động nào khác. Việc dưỡng thai trên giường thường được bác sĩ chỉ định với những bà mẹ tương lai có sức khỏe yếu hoặc bị kiệt sức.
Tuy nhiên, có những người khỏe khoắn nhưng vẫn thích nằm yên cả ngày để nghỉ ngơi. Việc “giữ mình” như vậy không đem lại lợi ích dưỡng thai mà còn dễ dẫn đến trầm cảm, teo cơ bắp, tăng nguy cơ đông máu và mắc chứng tiểu đường.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng lo ngại phương pháp dưỡng thai này dễ khiến trẻ sinh ra có cân nặng thấp hơn so với các bạn đồng trang lứa.
Thực tế, khoảng 1/5 trường hợp thai phụ Mỹ được khuyến cáo nghỉ ngơi trên giường suốt thời kỳ mang thai do các biến chứng về sức khỏe. Tuy nhiên, the Society for Maternal – Fetal Medicine (Mỹ) cho biết, cảnh báo hạn chế hoạt động thể chất trong thời gian này không nên sử dụng thường xuyên, chỉ những trường hợp đặc biệt mới nên áp dụng.
Lý do họ đưa ra là hiện chưa có bất kỳ bằng chứng xác thực nào khẳng định nghỉ ngơi tại giường góp phần cải thiện sức khỏe. Thậm chí, nó còn kéo theo tác động tiêu cực cho bà bầu và trẻ sơ sinh. Thực vậy, việc hoạt động quá ít trong thời gian này dễ dẫn đến teo cơ và giảm chức năng hoạt động của xương. Nguy cơ có thể xảy ra chỉ sau một vài ngày nghỉ ngơi dài.
Thậm chí, “treo chân” còn làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông ở chân. Khiến chúng dễ di chuyển lên trên, gây tắc phổi dẫn đến tử vong. Điều đặc biệt, sự hình thành cục máu đông như vậy khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, hạn chế hoạt động thể chất thời gian này lợi ít rủi nhiều.
Bên cạnh đó, lười vận động còn làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường; khiến chị em cảm thấy lo lắng, trầm cảm do ít tiếp xúc với mọi người để giải tỏa cũng như chịu áp lực về kinh phí cho các khoản chi trong gia đình.
Nhìn chung, khuyến cáo nghỉ ngơi tại giường thường được áp dụng cho các đối tượng xuất hiện cơn co thắt hoặc chuyển dạ sớm do huyết áp cao. Nguyên nhân là chúng có khả năng gây tử vong tiền sản giật; ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bình thường của bé, đẩy chị em đối diện nguy cơ sẩy thai.