Dầu ăn mang lại nguồn chất béo có chọn lọc trong khẩu phần ăn uống của bé. Đóng vai trò quan trọng, nó không chỉ cung cấp năng lượng cho bé mà còn giúp cơ thể trẻ hấp thu các loại vitamin trong dầu, hình thành mô mỡ để điều hòa thân nhiệt và hình thành tế bào thần kinh, não bộ… Đối với trẻ sơ sinh, lượng dầu mỡ chiếm khoảng 40 – 45% năng lượng khẩu phần dinh dưỡng. Trẻ càng nhỏ, nhu cầu chất béo càng cao và nếu không cho trẻ ăn đủ dầu ăn, nguy cơ suy dinh dưỡng càng cao. Thiếu dầu mỡ làm cho cơ thể bé không hấp thu được Vitamin D, A dẫn đến còi xương, chậm lớn. Bác sỹ khuyên các mẹ nên bổ sung cho con cả dầu và mỡ chứ không riêng dầu. Lượng dầu cung cấp cho bé cũng không nên quá thừa, sẽ phản tác dụng dẫn đến nguy cơ béo phì. Giai đoạn đầu mới ăn dặm, mẹ nên chia thành nhiều bữa, cho khoảng 1 thìa cà phê dầu ăn vào mỗi bữa ăn. Trẻ trên 1 tuổi, mẹ linh động tăng gấp đôi lượng dầu. Mẹ cũng không nên bỏ qua mỡ động vật. Chúng cung cấp các thành phần tham gia vào quá trình hình thành tế bào thần kinh, giúp trẻ thông minh và lanh lợi hơn. Mẹ chỉ cần đan xen một bữa dầu, một bữa mỡ cho trẻ. Mỗi loại dầu ăn sẽ cung cấp một loại dinh dưỡng rất riêng. Ví dụ, dầu cải, dầu vừng, dầu nành, dầu hướng dương rất giàu omega 3, các loại dầu ô-liu, dầu cọ, dầu bắp giàu omega 6. Vì vậy mẹ hãy dùng xen kẽ các loại dầu ăn để cung cấp đa dạng dưỡng chất cho trẻ. Đồng thời, hạn chế sử dụng một loại dầu ăn trong suốt thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng vừa thừa chất này, thiếu chất kia cho bé.
Dầu ăn mang lại nguồn chất béo có chọn lọc trong khẩu phần ăn uống của bé. Đóng vai trò quan trọng, nó không chỉ cung cấp năng lượng cho bé mà còn giúp cơ thể trẻ hấp thu các loại vitamin trong dầu, hình thành mô mỡ để điều hòa thân nhiệt và hình thành tế bào thần kinh, não bộ…
Đối với trẻ sơ sinh, lượng dầu mỡ chiếm khoảng 40 – 45% năng lượng khẩu phần dinh dưỡng. Trẻ càng nhỏ, nhu cầu chất béo càng cao và nếu không cho trẻ ăn đủ dầu ăn, nguy cơ suy dinh dưỡng càng cao.
Thiếu dầu mỡ làm cho cơ thể bé không hấp thu được Vitamin D, A dẫn đến còi xương, chậm lớn. Bác sỹ khuyên các mẹ nên bổ sung cho con cả dầu và mỡ chứ không riêng dầu.
Lượng dầu cung cấp cho bé cũng không nên quá thừa, sẽ phản tác dụng dẫn đến nguy cơ béo phì. Giai đoạn đầu mới ăn dặm, mẹ nên chia thành nhiều bữa, cho khoảng 1 thìa cà phê dầu ăn vào mỗi bữa ăn. Trẻ trên 1 tuổi, mẹ linh động tăng gấp đôi lượng dầu.
Mẹ cũng không nên bỏ qua mỡ động vật. Chúng cung cấp các thành phần tham gia vào quá trình hình thành tế bào thần kinh, giúp trẻ thông minh và lanh lợi hơn. Mẹ chỉ cần đan xen một bữa dầu, một bữa mỡ cho trẻ.
Mỗi loại dầu ăn sẽ cung cấp một loại dinh dưỡng rất riêng. Ví dụ, dầu cải, dầu vừng, dầu nành, dầu hướng dương rất giàu omega 3, các loại dầu ô-liu, dầu cọ, dầu bắp giàu omega 6.
Vì vậy mẹ hãy dùng xen kẽ các loại dầu ăn để cung cấp đa dạng dưỡng chất cho trẻ. Đồng thời, hạn chế sử dụng một loại dầu ăn trong suốt thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng vừa thừa chất này, thiếu chất kia cho bé.