Chuẩn bị chỗ đi vệ sinh cho bé. Theo trật tự từ trái sang phải đặt một cái ghế thấp cho bé tự ngồi cởi quần, rồi đến một cái xô để quần bẩn, tiếp theo là một cái bô. Tốt nhất là nên để bô trong nhà vệ sinh nếu đủ rộng và đảm bảo luôn khô ráo an toàn cho bé. Nếu không thì để những vật này cạnh nhà vệ sinh. Khi bé biết đi, hãy chọn quần cạp chun đúng cỡ để bé có thể tự cởi khi cần thay vì quần cài khóa, quần yếm. Luôn để bé mặc quần lót cotton. Có riêng loại quần lót dành cho các bé tập tự đi vệ sinh nhưng ở Việt Nam chúng ta chỉ cần dùng quần cotton đóng bỉm thay thế cũng được. Khi bé lớn hơn, mua miếng đặt lên bồn cầu, mua ghế thấp để bé trèo lên dùng chung nhà vệ sinh với người lớn. Bé tự hào thấy mình cũng làm được như người lớn. Khi đi du lịch cũng mang theo tấm lót đó để bé luôn có thể tự làm việc riêng của mình không phải bế xi.Khuyến khích: Cần khuyến khích trẻ tự nói với bạn khi nào bé muốn đi vệ sinh. Cha mẹ nên hỏi bé xem những lúc chẩn bị đi vệ sinh bé có cảm giác “mót” không? Nói với bé rằng mỗi lần có cảm giác “mót” thì nói với người lớn biết. Khi bé tự đòi đi vệ sinh, cần phải khen ngợi và tỏa ra cho cháu biết rằng điều đó làm cho bạn rất hãnh diện về cháu. Cha mẹ và cô giáo ở nhà trẻ cùng dùng những từ giống nhau để nói về việc đi vệ sinh và khêu gợi những cử chỉ, hành động, lời nói của bé để báo động cho người lớn biết việc bé đi vệ sinh. Hướng dẫn: Sự hướng dẫn phải từng bước, trong vài tuần, vài tháng, nên nhớ nguyên tắc chính là không ép buộc mà phải khuyến khích trẻ. Hướng dẫn bé những cách đi vệ sinh hoặc cách ngồi bô chỉ cho trẻ cách ngồi và giải thích cách làm thế nào. Trẻ sẽ học bằng cách quan sát hành động của người lớn và làm theo. Tâm lý: Trong trường hợp bé thất bại, không nên trách mắng bé. Hãy an ủi và động viên bé vượt qua vấn đề khó khăn này. Sự chê cười của người lớn sẽ làm bé xấu hổ và không dám thổ lộ vấn đề này với người lớn. Thời gian biểu: Cha mẹ nên thiết lập thời gian biểu cho việc đi vệ sinh để dần dần tạo thói quen cho bé . Khoảng 45 phút đến một tiếng sau khi trẻ uống nước hoa quả hoặc các loại chất lỏng, bạn có thể gợi ý cho trẻ vào nhà vệ sinh hoặc ngồi bô “xử lý”. Ngoài ra, mỗi sáng khi trẻ thức dậy, bạn cũng nên hỏi xem liệu con mình có mót không vì sau một đêm, lượng nước trong người tích tụ. Đề nghị trẻ ngồi bô ở những thời điểm tương đối đều đặn mà không bắt buộc trẻ. Tập cho trẻ ngồi không quá 5 phút. Cha mẹ có thể đọc hoặc kể một câu chuyện cho trẻ nghe trong 5 phút ngồi bô, hoặc chính trẻ tự xem sách.Hãy nhớ, nếu lần đầu bạn dạy không được bé, hoặc ban đầu bé học nhanh nhưng rồi bỏ ngang, bạn đừng chú ý đến điều đó quá. Quan trọng là hãy chắc chắn con bạn đã sẵn sàng, hoặc tìm ra cách thích hợp để bé học bài học này.
Chuẩn bị chỗ đi vệ sinh cho bé. Theo trật tự từ trái sang phải đặt một cái ghế thấp cho bé tự ngồi cởi quần, rồi đến một cái xô để quần bẩn, tiếp theo là một cái bô. Tốt nhất là nên để bô trong nhà vệ sinh nếu đủ rộng và đảm bảo luôn khô ráo an toàn cho bé. Nếu không thì để những vật này cạnh nhà vệ sinh.
Khi bé biết đi, hãy chọn quần cạp chun đúng cỡ để bé có thể tự cởi khi cần thay vì quần cài khóa, quần yếm. Luôn để bé mặc quần lót cotton. Có riêng loại quần lót dành cho các bé tập tự đi vệ sinh nhưng ở Việt Nam chúng ta chỉ cần dùng quần cotton đóng bỉm thay thế cũng được.
Khi bé lớn hơn, mua miếng đặt lên bồn cầu, mua ghế thấp để bé trèo lên dùng chung nhà vệ sinh với người lớn. Bé tự hào thấy mình cũng làm được như người lớn. Khi đi du lịch cũng mang theo tấm lót đó để bé luôn có thể tự làm việc riêng của mình không phải bế xi.
Khuyến khích: Cần khuyến khích trẻ tự nói với bạn khi nào bé muốn đi vệ sinh. Cha mẹ nên hỏi bé xem những lúc chẩn bị đi vệ sinh bé có cảm giác “mót” không? Nói với bé rằng mỗi lần có cảm giác “mót” thì nói với người lớn biết.
Khi bé tự đòi đi vệ sinh, cần phải khen ngợi và tỏa ra cho cháu biết rằng điều đó làm cho bạn rất hãnh diện về cháu. Cha mẹ và cô giáo ở nhà trẻ cùng dùng những từ giống nhau để nói về việc đi vệ sinh và khêu gợi những cử chỉ, hành động, lời nói của bé để báo động cho người lớn biết việc bé đi vệ sinh.
Hướng dẫn: Sự hướng dẫn phải từng bước, trong vài tuần, vài tháng, nên nhớ nguyên tắc chính là không ép buộc mà phải khuyến khích trẻ. Hướng dẫn bé những cách đi vệ sinh hoặc cách ngồi bô chỉ cho trẻ cách ngồi và giải thích cách làm thế nào. Trẻ sẽ học bằng cách quan sát hành động của người lớn và làm theo.
Tâm lý: Trong trường hợp bé thất bại, không nên trách mắng bé. Hãy an ủi và động viên bé vượt qua vấn đề khó khăn này. Sự chê cười của người lớn sẽ làm bé xấu hổ và không dám thổ lộ vấn đề này với người lớn.
Thời gian biểu: Cha mẹ nên thiết lập thời gian biểu cho việc đi vệ sinh để dần dần tạo thói quen cho bé . Khoảng 45 phút đến một tiếng sau khi trẻ uống nước hoa quả hoặc các loại chất lỏng, bạn có thể gợi ý cho trẻ vào nhà vệ sinh hoặc ngồi bô “xử lý”. Ngoài ra, mỗi sáng khi trẻ thức dậy, bạn cũng nên hỏi xem liệu con mình có mót không vì sau một đêm, lượng nước trong người tích tụ.
Đề nghị trẻ ngồi bô ở những thời điểm tương đối đều đặn mà không bắt buộc trẻ. Tập cho trẻ ngồi không quá 5 phút. Cha mẹ có thể đọc hoặc kể một câu chuyện cho trẻ nghe trong 5 phút ngồi bô, hoặc chính trẻ tự xem sách.
Hãy nhớ, nếu lần đầu bạn dạy không được bé, hoặc ban đầu bé học nhanh nhưng rồi bỏ ngang, bạn đừng chú ý đến điều đó quá. Quan trọng là hãy chắc chắn con bạn đã sẵn sàng, hoặc tìm ra cách thích hợp để bé học bài học này.