Bệnh đường hô hấp: Không khí ẩm thấp sau mưa, nhiệt độ thay đổi là điều kiện tốt cho vi rút, vi khuẩn gây bệnh trên đường hô hấp phát triển mạnh, các vi khuẩn này xâm nhập vào mũi, vào họng trẻ khi trẻ hít thở, rồi xuống thanh quản, phế quản, phổi. Trẻ mắc bệnh có triệu chứng ho, nhảy mũi, sổ mũi, chuyển sang nặng hơn làm trẻ khò khè, khó thở, suy hô hấp. Những bệnh đường hô hấp hay gặp là viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn...Để phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ em, phụ huynh không nên cho trẻ đi đầu trần dưới trời mưa, không tắm mưa, không để trẻ bị nhiễm lạnh do gió mạnh hay do mồ hôi nhiều, không để trẻ bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, không tắm nước lạnh cho trẻ và không cho tiếp xúc với các trẻ bị bệnh hô hấp khác. Chích ngừa đầy đủ các bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, viêm não... Bệnh đường tiêu hóa hay gặp nhất là tiêu chảy: Triệu chứng là đi tiêu trên ba lần trong ngày, phân nước hoặc có đàm máu. Vì trẻ đi tiêu nhiều nước nên rất dễ mất nước, nếu mất nước nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Điều trị chính là bù nước bằng nước sôi để nguội, nước dừa pha muối, nước biển khô... Để phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ, phụ huynh cần cho trẻ ăn chín, uống sôi. Các thực phẩm là đồ tươi được bảo quản cẩn thận, tránh ôi thiu, không để ruồi nhặng đậu vào. Khi chế biến thức ăn cho trẻ, cần tuyệt đối nấu chín, hạn chế cho trẻ ăn đồ bán sẵn ngoài đường, vỉa hè. Với trẻ lớn, cần tập thói quen rửa tay sạch bằng xà bông diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn uống; với trẻ nhỏ, mẹ và người lớn trong nhà cũng phải rửa tay sạch sẽ khi chăm sóc. Bệnh sốt xuất huyết. Các triệu chứng: xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ói ra máu, tiểu tiện ra máu, lừ đừ, bứt rứt, chân tay lạnh ngắt, mạch yếu... Nếu không điều trị kịp, bệnh sẽ dẫn đến tử vong. Để tránh biến chứng nặng, phụ huynh nên theo dõi trẻ cẩn thận, nếu sau hai ngày trẻ vẫn sốt phải cho trẻ đi khám bệnh ngay. Đặc biệt chú ý trẻ có một trong những dấu hiệu sau: (1) trẻ mệt, lừ đừ; (2) đau bụng, nôn ói nhiều; (3) có dấu hiệu chảy máu bất kỳ lúc nào như ói ra máu, chảy máu mũi, tiêu phân đen, đó là những dấu hiệu nguy hiểm, cần nhập viện ngay. Các bệnh về da. Các bệnh dễ mắc vào mùa mưa bão đó là: nấm chân, nấm tay, mụn mủ, viêm nang lông, ghẻ lở… Lý do là thời tiết mưa gió, khả năng tiếp xúc với ngập nước cao, đặc biệt là nước bẩn từ các cống, rãnh...Theo khuyến cáo của các bác sĩ, để phòng tránh căn bệnh này, trong những ngày bão lũ, bạn nên đi giày dép thoáng khí, tránh đi giày tất lâu một thời gian. Bạn cần rửa chân cho trẻ thường xuyên, tuân theo nguyên tắc khô thoáng. Bệnh đau mắt đỏ. Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm màng kết. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu. Vào thời điểm này, thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… nên khiến cho hệ thống miễn dịch và sức đề kháng bị suy yếu đi nhiều, cơ thể mất khả năng phòng bệnh nên dễ bị virus gây bệnh tấn công.Bệnh đau mắt đỏ thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt. Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt. Để chữa bệnh đau mắt đỏ hiệu quả nhất phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, nếu không may bị bệnh tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám. Để phòng bệnh, cần chú ý vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khi ra ngoài phải có biện pháp bảo vệ mắt và tránh tiếp xúc với người bị bệnh…
Bệnh đường hô hấp: Không khí ẩm thấp sau mưa, nhiệt độ thay đổi là điều kiện tốt cho vi rút, vi khuẩn gây bệnh trên đường hô hấp phát triển mạnh, các vi khuẩn này xâm nhập vào mũi, vào họng trẻ khi trẻ hít thở, rồi xuống thanh quản, phế quản, phổi. Trẻ mắc bệnh có triệu chứng ho, nhảy mũi, sổ mũi, chuyển sang nặng hơn làm trẻ khò khè, khó thở, suy hô hấp. Những bệnh đường hô hấp hay gặp là viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn...
Để phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ em, phụ huynh không nên cho trẻ đi đầu trần dưới trời mưa, không tắm mưa, không để trẻ bị nhiễm lạnh do gió mạnh hay do mồ hôi nhiều, không để trẻ bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, không tắm nước lạnh cho trẻ và không cho tiếp xúc với các trẻ bị bệnh hô hấp khác. Chích ngừa đầy đủ các bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, viêm não...
Bệnh đường tiêu hóa hay gặp nhất là tiêu chảy: Triệu chứng là đi tiêu trên ba lần trong ngày, phân nước hoặc có đàm máu. Vì trẻ đi tiêu nhiều nước nên rất dễ mất nước, nếu mất nước nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Điều trị chính là bù nước bằng nước sôi để nguội, nước dừa pha muối, nước biển khô...
Để phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ, phụ huynh cần cho trẻ ăn chín, uống sôi. Các thực phẩm là đồ tươi được bảo quản cẩn thận, tránh ôi thiu, không để ruồi nhặng đậu vào. Khi chế biến thức ăn cho trẻ, cần tuyệt đối nấu chín, hạn chế cho trẻ ăn đồ bán sẵn ngoài đường, vỉa hè. Với trẻ lớn, cần tập thói quen rửa tay sạch bằng xà bông diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn uống; với trẻ nhỏ, mẹ và người lớn trong nhà cũng phải rửa tay sạch sẽ khi chăm sóc.
Bệnh sốt xuất huyết. Các triệu chứng: xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ói ra máu, tiểu tiện ra máu, lừ đừ, bứt rứt, chân tay lạnh ngắt, mạch yếu... Nếu không điều trị kịp, bệnh sẽ dẫn đến tử vong.
Để tránh biến chứng nặng, phụ huynh nên theo dõi trẻ cẩn thận, nếu sau hai ngày trẻ vẫn sốt phải cho trẻ đi khám bệnh ngay. Đặc biệt chú ý trẻ có một trong những dấu hiệu sau: (1) trẻ mệt, lừ đừ; (2) đau bụng, nôn ói nhiều; (3) có dấu hiệu chảy máu bất kỳ lúc nào như ói ra máu, chảy máu mũi, tiêu phân đen, đó là những dấu hiệu nguy hiểm, cần nhập viện ngay.
Các bệnh về da. Các bệnh dễ mắc vào mùa mưa bão đó là: nấm chân, nấm tay, mụn mủ, viêm nang lông, ghẻ lở… Lý do là thời tiết mưa gió, khả năng tiếp xúc với ngập nước cao, đặc biệt là nước bẩn từ các cống, rãnh...
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, để phòng tránh căn bệnh này, trong những ngày bão lũ, bạn nên đi giày dép thoáng khí, tránh đi giày tất lâu một thời gian. Bạn cần rửa chân cho trẻ thường xuyên, tuân theo nguyên tắc khô thoáng.
Bệnh đau mắt đỏ. Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm màng kết. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu. Vào thời điểm này, thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… nên khiến cho hệ thống miễn dịch và sức đề kháng bị suy yếu đi nhiều, cơ thể mất khả năng phòng bệnh nên dễ bị virus gây bệnh tấn công.
Bệnh đau mắt đỏ thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt. Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt. Để chữa bệnh đau mắt đỏ hiệu quả nhất phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, nếu không may bị bệnh tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám. Để phòng bệnh, cần chú ý vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khi ra ngoài phải có biện pháp bảo vệ mắt và tránh tiếp xúc với người bị bệnh…