Rôm sảy khi hè về. Rôm sảy thường gặp vào mùa hè, nhất là ở những trẻ có nhiều mồ hôi. Bệnh xảy ra khi tuyến mồ hôi bị bít kín làm mồ hôi không thoát ra ngoài da được. Khi trẻ bị rôm sảy, ở trán, ngực và lưng bé thường xuất hiện nhiều nốt mụn đỏ, cứng. Các triệu chứng này khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, đau âm ỉ, nhất là lúc thời tiết nóng nực, mồ hôi ra nhiều. Tùy vào sự tăng giảm của nhiệt độ môi trường mà tình hình rôm sảy của bé nặng thêm hoặc thuyên giảm. Nhưng khi các mụn rôm bị gãi hoặc vỡ ra, nhiễm khuẩn có thể gây chốc, nhọt nếu không được vệ sinh hợp lý.Bé dễ bị hăm tã vào mùa hè. Mùa hè nóng nực, mẹ chăm đóng tã cho bé thì bé sẽ rất dễ bị hăm kẽ hoặc viêm da do tã lót khiến vùng da nhạy cảm không được thông thoáng. Có thể chính vì sự tiện dụng của tã lót mà đôi khi mẹ quên mất rằng nước tiểu và phân ứ đọng trong tã lót có thể phá vỡ độ pH trên da của em bé. Cụ thể là thông thường pH da có tính axit nhẹ, nhưng tã lót làm pH của bé tăng cao, phá vỡ môi trường pH thông thường và gây kích ứng cho da. Trẻ rất dễ bị hăm kẽ và phát ban đỏ, ngứa và đau khó chịu. Chốc, nhọt vào mùa hè. Chốc, nhọt là tình trạng bệnh nhiễm trùng da thường gặp ở trẻ vào mùa nóng. Đôi khi chỉ vì sự chủ quan, lơ là của ba mẹ mà trẻ có thể bị chốc nhọt lúc nào không hay.Khi đó, mẹ cần đảm bảo giữ cho da bé sạch sẽ và thoáng mát. Mẹ tắm cho bé bằng sữa tắm pha thuốc tím loãng để giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng da. Để tình trạng này nhanh chóng biến mất, mẹ có thể cho bé dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cháy nắng: trẻ chơi nắng, tắm nắng… quá lâu, da sẽ bị tia tử ngoại UV trong ánh sáng làm cháy nắng, “bỏng nắng”. Nhẹ thì chỉ bị đỏ da, đau rát khó chịu; nặng hơn da bị bỏng, phồng rộp và bong tróc… Ngoài ra, còn những bệnh thông thường khác do thiếu vệ sinh như: lang ben, ghẻ, có chấy trên đầu, hăm kẽ, viêm da do tã lót... làm các bé khó chịu, quấy khóc và dẫn đến bỏ ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Rôm sảy khi hè về. Rôm sảy thường gặp vào mùa hè, nhất là ở những trẻ có nhiều mồ hôi. Bệnh xảy ra khi tuyến mồ hôi bị bít kín làm mồ hôi không thoát ra ngoài da được. Khi trẻ bị rôm sảy, ở trán, ngực và lưng bé thường xuất hiện nhiều nốt mụn đỏ, cứng.
Các triệu chứng này khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, đau âm ỉ, nhất là lúc thời tiết nóng nực, mồ hôi ra nhiều. Tùy vào sự tăng giảm của nhiệt độ môi trường mà tình hình rôm sảy của bé nặng thêm hoặc thuyên giảm. Nhưng khi các mụn rôm bị gãi hoặc vỡ ra, nhiễm khuẩn có thể gây chốc, nhọt nếu không được vệ sinh hợp lý.
Bé dễ bị hăm tã vào mùa hè. Mùa hè nóng nực, mẹ chăm đóng tã cho bé thì bé sẽ rất dễ bị hăm kẽ hoặc viêm da do tã lót khiến vùng da nhạy cảm không được thông thoáng.
Có thể chính vì sự tiện dụng của tã lót mà đôi khi mẹ quên mất rằng nước tiểu và phân ứ đọng trong tã lót có thể phá vỡ độ pH trên da của em bé. Cụ thể là thông thường pH da có tính axit nhẹ, nhưng tã lót làm pH của bé tăng cao, phá vỡ môi trường pH thông thường và gây kích ứng cho da. Trẻ rất dễ bị hăm kẽ và phát ban đỏ, ngứa và đau khó chịu.
Chốc, nhọt vào mùa hè. Chốc, nhọt là tình trạng bệnh nhiễm trùng da thường gặp ở trẻ vào mùa nóng. Đôi khi chỉ vì sự chủ quan, lơ là của ba mẹ mà trẻ có thể bị chốc nhọt lúc nào không hay.
Khi đó, mẹ cần đảm bảo giữ cho da bé sạch sẽ và thoáng mát. Mẹ tắm cho bé bằng sữa tắm pha thuốc tím loãng để giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng da. Để tình trạng này nhanh chóng biến mất, mẹ có thể cho bé dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Cháy nắng: trẻ chơi nắng, tắm nắng… quá lâu, da sẽ bị tia tử ngoại UV trong ánh sáng làm cháy nắng, “bỏng nắng”. Nhẹ thì chỉ bị đỏ da, đau rát khó chịu; nặng hơn da bị bỏng, phồng rộp và bong tróc…
Ngoài ra, còn những bệnh thông thường khác do thiếu vệ sinh như: lang ben, ghẻ, có chấy trên đầu, hăm kẽ, viêm da do tã lót... làm các bé khó chịu, quấy khóc và dẫn đến bỏ ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe.