Về màu sắc: Kính râm (kính mát) màu xám, xanh lá cây, nâu là phù hợp với mắt trẻ nhỏ. Ngoài ra, không nên chọn kính có sắc độ màu quá đậm. Về hình dáng, kích thước: Nên chọn kính có hình dáng phù hợp với khuôn mặt bé, phần khung mắt kính không được quá nhỏ để đảm bảo che phủ được toàn bộ phần mắt của bé. Phần gọng kính không nên quá rộng hoặc quá nặng vì dễ bị rơi khi sử dụng hoặc gây cảm giác khó chịu cho bé. Tốt nhất nên sử dụng gọng kính có dây buộc để hạn chế khả năng kính rơi xuống đất. Về chất liệu: Trẻ nhỏ thường chạy nhảy đùa nghịch, rất dễ làm rơi kính hoặc va đập. Vì thế phần mắt kính không nên làm bằng thủy tinh mà nên chọn chất liệu nhựa tốt, vừa nhẹ vừa an toàn. Khi mua kính, bạn có thể đưa phần mắt kính ra xa về hướng ánh sáng và xoay nhẹ để kiểm tra mắt kính có bị biến dạng, có bọt khí hoặc vết trầy xước không. Về thương hiệu: Bạn nên ưu tiên chọn thương hiệu kính mát có uy tín, tuy giá thành có thể hơi cao một chút. Cũng cần chú ý xem các trên thân kính có các biểu tượng thể hiện chức năng kính như “chống tia cực tím” hoặc “UV400” không. Tốt nhất, nên đặt kính cho bé, chọn cho bé loại kính mắt có lớp phủ chống tia cực tím từ ánh sáng mặt trời, mắt kính làm bằng chất liệu polycarbonate sẽ giúp bảo vệ mắt bé tốt hơn…Nếu bé nhà bạn bị loạn thị, viễn thị… bạn cần hết sức cẩn trọng. Cho con đeo kính râm mà không quan tâm đến bệnh tình, bé sẽ gặp phải các vấn đề : thị lực mờ, bị lác mắt hoặc các triệu chứng khó chịu, nhức đầu, buồn nôn... Không nên cho trẻ đeo lâu. Tuy nhiên trẻ nhỏ có thể sử dụng nhưng cũng không nên cho trẻ nhỏ đeo kính râm trong thời gian dài. Bởi đây là giai đoạn phát triển tầm nhìn của trẻ nhỏ, ánh sáng thích hợp khi đi vào mắt có thể kích thích các dây thần kinh mắt phát triển. Đối với trẻ lớn khi đeo kính, cần hỏi cảm giác của bé. Như thế, bạn sẽ biết kính có làm bé khó nhìn, khó chịu hay không. Sau mỗi lần bé đeo kính, bố mẹ cần lau chùi kính sạch sẽ bằng dung dịch lau mắt kính.
Về màu sắc: Kính râm (kính mát) màu xám, xanh lá cây, nâu là phù hợp với mắt trẻ nhỏ. Ngoài ra, không nên chọn kính có sắc độ màu quá đậm.
Về hình dáng, kích thước: Nên chọn kính có hình dáng phù hợp với khuôn mặt bé, phần khung mắt kính không được quá nhỏ để đảm bảo che phủ được toàn bộ phần mắt của bé. Phần gọng kính không nên quá rộng hoặc quá nặng vì dễ bị rơi khi sử dụng hoặc gây cảm giác khó chịu cho bé. Tốt nhất nên sử dụng gọng kính có dây buộc để hạn chế khả năng kính rơi xuống đất.
Về chất liệu: Trẻ nhỏ thường chạy nhảy đùa nghịch, rất dễ làm rơi kính hoặc va đập. Vì thế phần mắt kính không nên làm bằng thủy tinh mà nên chọn chất liệu nhựa tốt, vừa nhẹ vừa an toàn. Khi mua kính, bạn có thể đưa phần mắt kính ra xa về hướng ánh sáng và xoay nhẹ để kiểm tra mắt kính có bị biến dạng, có bọt khí hoặc vết trầy xước không.
Về thương hiệu: Bạn nên ưu tiên chọn thương hiệu kính mát có uy tín, tuy giá thành có thể hơi cao một chút. Cũng cần chú ý xem các trên thân kính có các biểu tượng thể hiện chức năng kính như “chống tia cực tím” hoặc “UV400” không.
Tốt nhất, nên đặt kính cho bé, chọn cho bé loại kính mắt có lớp phủ chống tia cực tím từ ánh sáng mặt trời, mắt kính làm bằng chất liệu polycarbonate sẽ giúp bảo vệ mắt bé tốt hơn…
Nếu bé nhà bạn bị loạn thị, viễn thị… bạn cần hết sức cẩn trọng. Cho con đeo kính râm mà không quan tâm đến bệnh tình, bé sẽ gặp phải các vấn đề : thị lực mờ, bị lác mắt hoặc các triệu chứng khó chịu, nhức đầu, buồn nôn...
Không nên cho trẻ đeo lâu. Tuy nhiên trẻ nhỏ có thể sử dụng nhưng cũng không nên cho trẻ nhỏ đeo kính râm trong thời gian dài. Bởi đây là giai đoạn phát triển tầm nhìn của trẻ nhỏ, ánh sáng thích hợp khi đi vào mắt có thể kích thích các dây thần kinh mắt phát triển.
Đối với trẻ lớn khi đeo kính, cần hỏi cảm giác của bé. Như thế, bạn sẽ biết kính có làm bé khó nhìn, khó chịu hay không. Sau mỗi lần bé đeo kính, bố mẹ cần lau chùi kính sạch sẽ bằng dung dịch lau mắt kính.