Khuyến khích trẻ nói từ đơn giản, không đòi hỏi tư duy ngôn ngữ. Không nên bắt trẻ nói nhiều tình huống phức tạp, không coi việc giao tiếp của trẻ căng thẳng quá. Hình thành phản xạ nói không bị lắp từ câu đơn giản, dần dần, từ từ kéo sang những từ khác. Cha mẹ nên thường xuyên tạo không gian yên tĩnh để cùng trẻ luyện nói lưu loát mỗi ngày. Cho bé đọc tập đọc một bài văn (mới đầu cho đọc bài ngắn), đọc thong thả rõ từng chữ, nhưng phải đọc cho lưu loát. Nếu trẻ lắp bắp ngắc ngứ thì cho đọc lại. Cứ thế cho đến khi cả bài văn được đọc trơn tru, lưu loát.Cho trẻ xem tranh có các hình ảnh hoạt động, con vật, các chữ cái và bảo trẻ nói ngay, không cần nghĩ. Lúc nào trẻ không nói lắp cần khuyến khích, khen ngợi để bé tự tin hơn, nói đúng dần. Bố mẹ không được nhại lại, chê bai con, không bao giờ tạo áp lực cho con. Không quá quan trọng hóa về việc bé nói lắp. Giảm bớt áp lực lên bé bằng cách cho bé thấy bạn rất hứng thú với những điều bé đang nói, cũng như cho bé đủ thời gian để trình bày. Chờ đợi con nói xong khi đó mới trả lời. Không bao giờ trả lời trước khi con chưa nói xong. Điều này giúp cho con bạn bình tĩnh, chậm rãi khi phát biểu. Nên tập cho con thói quen nói năng rõ ràng, lưu loát ngay từ khi còn nhỏ. Có thể bé chưa tự tin vì mình hay nói lắp, vì thế mẹ đừng ép buộc bé nói chuyện hay đọc truyện trước người lạ. Nên khuyến khích con nói chuyện thường xuyên với những người bé thích. Khuyến khích bé phát biểu ý kiến ở nhà và ở trường. Khuyến khích con thể hiện cảm xúc của mình bằng lời nói và cử chỉ. Sau khi con đã nói xong, cha mẹ hãy lặp lại câu đó, với những từ như con đã nói. Ví dụ con nói: “Con thấy, thấy, thấy... con thỏ” thì cha mẹ cũng lặp lại: “Ừ, cha (mẹ) thấy con thỏ”. Hỏi con từng câu một và chờ bé trả lời trước khi nói tiếp. Lắng nghe một cách chăm chú và kiên nhẫn câu trả lời từ bé. Cần cho trẻ tham gia các hoạt động về lời nói trong chương trình giao tiếp với nhóm: chẳng hạn chơi, trò chuyện cùng anh chị, bố mẹ... Trong quá trình này, khi nói với bé hay nghe bé nói, cần luôn giữ thái độ bình thường, tuyệt đối không bảo bé bị nói lắp. Cho bé hát những bài hát con thích, sau đó đọc lời bài hát hoặc kể những câu chuyện con thích.
Khuyến khích trẻ nói từ đơn giản, không đòi hỏi tư duy ngôn ngữ. Không nên bắt trẻ nói nhiều tình huống phức tạp, không coi việc giao tiếp của trẻ căng thẳng quá. Hình thành phản xạ nói không bị lắp từ câu đơn giản, dần dần, từ từ kéo sang những từ khác.
Cha mẹ nên thường xuyên tạo không gian yên tĩnh để cùng trẻ luyện nói lưu loát mỗi ngày. Cho bé đọc tập đọc một bài văn (mới đầu cho đọc bài ngắn), đọc thong thả rõ từng chữ, nhưng phải đọc cho lưu loát. Nếu trẻ lắp bắp ngắc ngứ thì cho đọc lại. Cứ thế cho đến khi cả bài văn được đọc trơn tru, lưu loát.
Cho trẻ xem tranh có các hình ảnh hoạt động, con vật, các chữ cái và bảo trẻ nói ngay, không cần nghĩ. Lúc nào trẻ không nói lắp cần khuyến khích, khen ngợi để bé tự tin hơn, nói đúng dần. Bố mẹ không được nhại lại, chê bai con, không bao giờ tạo áp lực cho con.
Không quá quan trọng hóa về việc bé nói lắp. Giảm bớt áp lực lên bé bằng cách cho bé thấy bạn rất hứng thú với những điều bé đang nói, cũng như cho bé đủ thời gian để trình bày. Chờ đợi con nói xong khi đó mới trả lời. Không bao giờ trả lời trước khi con chưa nói xong. Điều này giúp cho con bạn bình tĩnh, chậm rãi khi phát biểu. Nên tập cho con thói quen nói năng rõ ràng, lưu loát ngay từ khi còn nhỏ.
Có thể bé chưa tự tin vì mình hay nói lắp, vì thế mẹ đừng ép buộc bé nói chuyện hay đọc truyện trước người lạ. Nên khuyến khích con nói chuyện thường xuyên với những người bé thích.
Khuyến khích bé phát biểu ý kiến ở nhà và ở trường. Khuyến khích con thể hiện cảm xúc của mình bằng lời nói và cử chỉ.
Sau khi con đã nói xong, cha mẹ hãy lặp lại câu đó, với những từ như con đã nói. Ví dụ con nói: “Con thấy, thấy, thấy... con thỏ” thì cha mẹ cũng lặp lại: “Ừ, cha (mẹ) thấy con thỏ”. Hỏi con từng câu một và chờ bé trả lời trước khi nói tiếp. Lắng nghe một cách chăm chú và kiên nhẫn câu trả lời từ bé.
Cần cho trẻ tham gia các hoạt động về lời nói trong chương trình giao tiếp với nhóm: chẳng hạn chơi, trò chuyện cùng anh chị, bố mẹ... Trong quá trình này, khi nói với bé hay nghe bé nói, cần luôn giữ thái độ bình thường, tuyệt đối không bảo bé bị nói lắp. Cho bé hát những bài hát con thích, sau đó đọc lời bài hát hoặc kể những câu chuyện con thích.