Mẹ mang thai bị stress dễ làm thiếu oxy máu của thai nhi, ảnh hưởng tới các thành tô hóa học của máu và dinh dưỡng thai nhi có thê gây ra các dị tật ở thai nhi. Mẹ mang thai bị stress dễ có tâm lý tức giận, oán ghét cái thai, từ đó tình cảm mẹ con đã có những rạn nứt. Nhiều nhà tâm lý học cho rằng quan hệ tình cảm mẹ con thời kỳ đầu sẽ ảnh hưởng tới cá tính và hành vi cũng như sự hoàn chỉnh tâm lý của đứa trẻ. Nguy cơ tăng động. Đánh giá hành vi của trẻ được sinh ra từ các mẹ có độ căng thẳng liên tục, người ta phát hiện thấy các trẻ này tăng động quá mức, gần giống với chứng tăng động giảm chú ý. Người ta cho rằng khi mẹ căng thẳng, lượng hormone cortisol và dolpamine trong máu sẽ gia tăng. Các chất này đi qua nhau thai làm nồng độ cortisol và dopamine ở những trẻ này tăng cao hơn so với trẻ bình thường khác. Nguy cơ tự kỷ. Nếu thai phụ bị rối loạn tâm lý ở tuần thứ 32 thì trẻ sinh ra có nguy cơ bị rối loạn hành vi cao gấp hai lần, kéo dài đến 4-5 tuổi. Với thai phụ rối loạn tâm lý ở tuần thứ 38-40, tỉ lệ nguy cơ rối loạn hành vi của đứa trẻ cũng cao gấp hai lần nhưng kéo dài đến 7-8 tuổi. Ở mẹ bị trầm cảm, các hormone tâm lý của mẹ tác động vào hệ thống tuyến nội tiết của con. Từ đó hệ thống này bị giảm chức năng nên dẫn đến thiếu hụt một số hormone, khiến trẻ sinh có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ. Chậm nói. Nghiên cứu trên những trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, các nhà khoa học thấy có một mối liên quan với mẹ khi mang thai. Ước tính có khoảng 15% trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là do mẹ bị rối loạn tâm trạng trong thai kỳ. Người ta cho rằng, sự trầm cảm, lo âu của mẹ làm giảm các hoạt động như ăn uống, nghỉ ngơi. Điều này gây thiếu hụt các chất cần thiết cho phát triển thần kinh của thai nhi khiến bé chậm nói. Giảm khả năng học tập. Một nghiên cứu về khả năng học tập và trí nhớ của 112 trẻ 6 tuổi cho thấy, những mẹ có rối loạn lo âu trong thời kỳ đầu của thai kỳ ảnh hưởng tới chỉ số tập trung, chú ý ở trẻ. Khi đo vùng hồi hải mã trên não của các em, người ta thấy kích thước vùng này nhỏ hơn so với trẻ cò mẹ bình thường. Vùng hồi hải mã giúp khả năng nhớ và học tập tốt. Nếu kích thước vùng này giảm, khả năng tập trung trí nhớ cũng giảm. Những đứa trẻ của những người phụ nữ đã trải qua mức độ cực kỳ căng thẳng khi mang thai sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn so với những đứa trẻ khác. Đồng thời, chúng cũng có khả năng đối phó với căng thẳng trong cuộc sống kém hơn, sức khỏe cũng yếu hơn so với những đứa trẻ khác.Mẹ bị stress có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng ở trẻ. Dick Swaab, giáo sư thuộc trường Đại học Amsterdam cho rằng: “Phụ nữ mang thai bị căng thẳng thần kinh cũng có nhiều khả năng có con đồng tính. Vì khi căng thẳng, cơ thể chúng ta tiết ra các hormone cortisol ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone giới tính cho thai nhi".
Mẹ mang thai bị stress dễ làm thiếu oxy máu của thai nhi, ảnh hưởng tới các thành tô hóa học của máu và dinh dưỡng thai nhi có thê gây ra các dị tật ở thai nhi.
Mẹ mang thai bị stress dễ có tâm lý tức giận, oán ghét cái thai, từ đó tình cảm mẹ con đã có những rạn nứt. Nhiều nhà tâm lý học cho rằng quan hệ tình cảm mẹ con thời kỳ đầu sẽ ảnh hưởng tới cá tính và hành vi cũng như sự hoàn chỉnh tâm lý của đứa trẻ.
Nguy cơ tăng động. Đánh giá hành vi của trẻ được sinh ra từ các mẹ có độ căng thẳng liên tục, người ta phát hiện thấy các trẻ này tăng động quá mức, gần giống với chứng tăng động giảm chú ý. Người ta cho rằng khi mẹ căng thẳng, lượng hormone cortisol và dolpamine trong máu sẽ gia tăng. Các chất này đi qua nhau thai làm nồng độ cortisol và dopamine ở những trẻ này tăng cao hơn so với trẻ bình thường khác.
Nguy cơ tự kỷ. Nếu thai phụ bị rối loạn tâm lý ở tuần thứ 32 thì trẻ sinh ra có nguy cơ bị rối loạn hành vi cao gấp hai lần, kéo dài đến 4-5 tuổi. Với thai phụ rối loạn tâm lý ở tuần thứ 38-40, tỉ lệ nguy cơ rối loạn hành vi của đứa trẻ cũng cao gấp hai lần nhưng kéo dài đến 7-8 tuổi. Ở mẹ bị trầm cảm, các hormone tâm lý của mẹ tác động vào hệ thống tuyến nội tiết của con. Từ đó hệ thống này bị giảm chức năng nên dẫn đến thiếu hụt một số hormone, khiến trẻ sinh có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ.
Chậm nói. Nghiên cứu trên những trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, các nhà khoa học thấy có một mối liên quan với mẹ khi mang thai. Ước tính có khoảng 15% trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là do mẹ bị rối loạn tâm trạng trong thai kỳ. Người ta cho rằng, sự trầm cảm, lo âu của mẹ làm giảm các hoạt động như ăn uống, nghỉ ngơi. Điều này gây thiếu hụt các chất cần thiết cho phát triển thần kinh của thai nhi khiến bé chậm nói.
Giảm khả năng học tập. Một nghiên cứu về khả năng học tập và trí nhớ của 112 trẻ 6 tuổi cho thấy, những mẹ có rối loạn lo âu trong thời kỳ đầu của thai kỳ ảnh hưởng tới chỉ số tập trung, chú ý ở trẻ. Khi đo vùng hồi hải mã trên não của các em, người ta thấy kích thước vùng này nhỏ hơn so với trẻ cò mẹ bình thường. Vùng hồi hải mã giúp khả năng nhớ và học tập tốt. Nếu kích thước vùng này giảm, khả năng tập trung trí nhớ cũng giảm.
Những đứa trẻ của những người phụ nữ đã trải qua mức độ cực kỳ căng thẳng khi mang thai sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn so với những đứa trẻ khác. Đồng thời, chúng cũng có khả năng đối phó với căng thẳng trong cuộc sống kém hơn, sức khỏe cũng yếu hơn so với những đứa trẻ khác.
Mẹ bị stress có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng ở trẻ.
Dick Swaab, giáo sư thuộc trường Đại học Amsterdam cho rằng: “Phụ nữ mang thai bị căng thẳng thần kinh cũng có nhiều khả năng có con đồng tính. Vì khi căng thẳng, cơ thể chúng ta tiết ra các hormone cortisol ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone giới tính cho thai nhi".