Mang thai tháng đầu, bà bầu nên ăn uống hợp lý. Bạn phải ăn 3 bữa mỗi ngày theo các giờ thông thường và không được hà tiện thức ăn. Thời kỳ mang thai không phải là lúc để giữ eo hay giảm cân. Bạn sẽ phải chuẩn bị tư tưởng là sẽ lên cân nhưng sau khi sinh con xong thì sẽ giảm cân lại nhanh chóng. Nhất là nếu bạn cho con bú và tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên, bạn cũng không nên để mình tăng trọng quá mức như một quả bóng. Nhiều bà bầu cho rằng mình mang thai phải ăn thật nhiều, ăn cho cả 2 người nên nhồi nhét bất cứ lúc nào, từ bánh ngọt đến bích quy và các bát chè đủ màu sắc. Tuy nhiên, dù nhu cầu calo của mẹ trong tháng đầu này có tăng hơn trước nhưng cũng chỉ là một chút thôi, và mẹ không nhất thiết phải ăn nhiều lên gấp đôi. Điều quan trọng là không nên bỏ một bữa ăn nào hoặc nhịn đói quá lâu. Nếu bạn đi làm hãy đem theo bữa ăn nhỏ vào văn phòng, vài cái bánh quy, một ít trái cây, đậu phộng. Tránh mang kẹo, khoai tây chiên, bánh bao nhân nho và sôcôla. Chúng có nhiều calo không cần thiết mà lại không tốt. Trong bữa ăn hàng ngày, bạn có thể làm các món ăn từ thịt, cá hay gia cầm. Chúng đều là những nguồn cung cấp đạm. Đừng quên rằng phomat, trứng, đậu khô, đậu lăng, vài loại rau, gạo đỏ, ngũ cốc cũng chứa protein và nhiều chất dinh dưỡng khác. Bổ sung vitamin B11, axit folic. Ngoài việc đảm bảo cung cấp đầy đủ protein, chất sắt bạn còn phải bổ sung thêm vitamin B11 và axit folic. Axit folic đặc biệt có vai trò quan trọng đối với bạn, bởi nó cần thiết cho sự phát triển não, các dây thần kinh và sự phát triển của bào thai. Nếu thiếu axit folic sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn và trẻ sinh ra dễ có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, bà bầu cần bổ sung 4 nhóm chính bao gồm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của phụ nữ mang thai cần khoảng 2.300 – 2.400kccal/ngày. Trong đó 55% là chất bột đường, 20% là chất đạm và 25% là chất béo. Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín. Vitamin A, C, D, K… đều rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi ngày. Không nên ăn gì khi mang thai tháng đầu tiên? Những thức uống có cồn làm tăng nguy cơ sinh non, tệ hơn là FAS (Hội chứng bào thai nhiễm cồn). FAS gây chậm phát triển thể chất và trí tuệ, các vấn đề về tim và hệ thần kinh cũng như khiếm khuyết trên khuôn mặt.Sữa chưa tiệt trùng có thể chứa các vi trùng nguy hiểm đối với phụ nữ có thai. Vi khuẩn có trong môi trường tự nhiên (đất, cây cối…) và bị tiêu diệt khi bị nấu chín hoặc tiệt trùng. Nếu bạn không chắc vi khuẩn có trong một số thức ăn khác hay không (trứng tươi, sốt mayonnaise, …) bạn không nên ăn chúng. Để ý nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella, toxoplasmosis bằng cách . không nên ăn thức ăn sống hoặc thịt lòng đào, tránh xa thú cưng, đừng tự làm vệ sinh chuồng thú, bảo đảm bạn rửa trái cây, rau củ và gia vị kỹ càng, đảm bảo các thức ăn có tiếp xúc với đất (rau, gia vị…) được nấu chín kỹ, đeo găng tay khi làm vườn và rửa tay thật sạch sau khi tiếp xúc với đất.
Mang thai tháng đầu, bà bầu nên ăn uống hợp lý. Bạn phải ăn 3 bữa mỗi ngày theo các giờ thông thường và không được hà tiện thức ăn. Thời kỳ mang thai không phải là lúc để giữ eo hay giảm cân. Bạn sẽ phải chuẩn bị tư tưởng là sẽ lên cân nhưng sau khi sinh con xong thì sẽ giảm cân lại nhanh chóng. Nhất là nếu bạn cho con bú và tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên, bạn cũng không nên để mình tăng trọng quá mức như một quả bóng.
Nhiều bà bầu cho rằng mình mang thai phải ăn thật nhiều, ăn cho cả 2 người nên nhồi nhét bất cứ lúc nào, từ bánh ngọt đến bích quy và các bát chè đủ màu sắc. Tuy nhiên, dù nhu cầu calo của mẹ trong tháng đầu này có tăng hơn trước nhưng cũng chỉ là một chút thôi, và mẹ không nhất thiết phải ăn nhiều lên gấp đôi.
Điều quan trọng là không nên bỏ một bữa ăn nào hoặc nhịn đói quá lâu. Nếu bạn đi làm hãy đem theo bữa ăn nhỏ vào văn phòng, vài cái bánh quy, một ít trái cây, đậu phộng. Tránh mang kẹo, khoai tây chiên, bánh bao nhân nho và sôcôla. Chúng có nhiều calo không cần thiết mà lại không tốt.
Trong bữa ăn hàng ngày, bạn có thể làm các món ăn từ thịt, cá hay gia cầm. Chúng đều là những nguồn cung cấp đạm. Đừng quên rằng phomat, trứng, đậu khô, đậu lăng, vài loại rau, gạo đỏ, ngũ cốc cũng chứa protein và nhiều chất dinh dưỡng khác.
Bổ sung vitamin B11, axit folic. Ngoài việc đảm bảo cung cấp đầy đủ protein, chất sắt bạn còn phải bổ sung thêm vitamin B11 và axit folic. Axit folic đặc biệt có vai trò quan trọng đối với bạn, bởi nó cần thiết cho sự phát triển não, các dây thần kinh và sự phát triển của bào thai. Nếu thiếu axit folic sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn và trẻ sinh ra dễ có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh.
Ngoài ra, bà bầu cần bổ sung 4 nhóm chính bao gồm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của phụ nữ mang thai cần khoảng 2.300 – 2.400kccal/ngày. Trong đó 55% là chất bột đường, 20% là chất đạm và 25% là chất béo.
Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín. Vitamin A, C, D, K… đều rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi ngày.
Không nên ăn gì khi mang thai tháng đầu tiên? Những thức uống có cồn làm tăng nguy cơ sinh non, tệ hơn là FAS (Hội chứng bào thai nhiễm cồn). FAS gây chậm phát triển thể chất và trí tuệ, các vấn đề về tim và hệ thần kinh cũng như khiếm khuyết trên khuôn mặt.
Sữa chưa tiệt trùng có thể chứa các vi trùng nguy hiểm đối với phụ nữ có thai. Vi khuẩn có trong môi trường tự nhiên (đất, cây cối…) và bị tiêu diệt khi bị nấu chín hoặc tiệt trùng. Nếu bạn không chắc vi khuẩn có trong một số thức ăn khác hay không (trứng tươi, sốt mayonnaise, …) bạn không nên ăn chúng.
Để ý nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella, toxoplasmosis bằng cách . không nên ăn thức ăn sống hoặc thịt lòng đào, tránh xa thú cưng, đừng tự làm vệ sinh chuồng thú, bảo đảm bạn rửa trái cây, rau củ và gia vị kỹ càng, đảm bảo các thức ăn có tiếp xúc với đất (rau, gia vị…) được nấu chín kỹ, đeo găng tay khi làm vườn và rửa tay thật sạch sau khi tiếp xúc với đất.