Thai nhi tuần thứ 33: Bé phát triển hoàn chỉnh 5 giác quan. Bé lúc này có cân nặng xấp xỉ 1,9 kg và cao khoảng 43cm tính từ đầu đến chân. Mặc dù phổi bé chưa hoàn thiện hẳn nhưng đã có thể hít 1 chút nước ối để luyện tập cho 2 lá phổi và học cách thở. Tất cả giác quan của bé đã hoạt động. Não đang phát triển nhanh chóng vì 5 giác quan đã sẵn sàng cho thế giới bên ngoài bụng mẹ. Một số bé đã có hẳn một mái tóc thực sự, trong khi số khác chỉ lơ thơ vài sợi. Lượng mỡ trên cơ thể bé đang được bồi đắp hằng ngày, da đã hết nhăn nheo và bộ xương đã cứng cáp hơn. Nhưng xương hộp sọ của bé vẫn còn mềm và chưa liền nhau để bé có thể chui ra khỏi bụng mẹ dễ dàng. Thai nhi tuần thứ 34: Bé biết phân biệt ngày và đêm. Quá trình tăng trưởng của thai nhi tiếp tục đạt đỉnh cao: vào cuối tuần này, bé có thể sẽ dài tới 45cm (tính từ đầu tới chân), nặng khoảng 2,1 - 2,2 kg. Vào lúc này, bé đã ở tư thế “trồng cây chuối” (đầu bé đã chúc xuống dưới) sẵn sàng để chui ra ngoài. Tuy nhiên bé cũng có thể quay 180 độ bất cứ lúc nào trong những tuần sắp tới. Sọ não của thai nhi vẫn chưa có sự gắn kết, các mảnh xương sọ vẫn rời nhau để bé có thể “lọt” qua cổ tử cung chật hẹp. Nhưng các phần xương khác trong cơ thể đang ngày càng cứng cáp. Trong những tuần cuối này, thai nhi tiếp tục phát triển, bé trông bụ bẫm hơn nhờ các mô mỡ. Khi bức tường tử cung và bụng căng ra và mỏng dần, bé có thể phân biệt được ngày và đêm để có chu kỳ hoạt động thích hợp.Thai nhi tuần thứ 35. Thời điểm này, cơ thể bé đã phát triển dài khoảng 46,2 cm và nặng khoảng 2,2kg. Do chiều dài và cân nặng của bé đã vừa vặn trong tử cung nên bé không còn nhiều chỗ trống để nhào lộn nữa nhưng số lần bé đạp vẫn khá nhiều. Thận của bé đã phát triển đầy đủ và gan có thể xử lý một số chất thải. Nếu bạn chưa từng nói chuyện với bé thì bắt đầu bây giờ cũng chưa muộn - ở tuần thứ 35 khả năng nghe của bé đã phát triển đầy đủ. Một số bằng chứng cho thấy trẻ mới sinh sẽ chú ý hơn với những âm thanh ở tần số cao. Mặc dù hệ thần kinh trung ương của bé còn đang tiếp tục hoàn thiện nhưng phổi thì đã phát triển đầy đủ, sẵn sàng cho quá trình hít thở không khí thay vì trong môi trường nước ối. Thai nhi tuần thứ 36. Bé lúc này nặng khoảng 2,6kg và “cao” tầm 47,4cm. Khuỷu tay, chân và đầu bé có thể nổi lên trên bụng của mẹ khi bé “vươn vai” hay cử động. Lúc này thành tử cung và thành bụng đang giãn hết cỡ, ngày càng mỏng hơn. Đây là cơ hội để bé học hỏi và làm quen với nhịp sinh học ngày và đêm do ánh sáng có thể xuyên qua thành bụng chút ít. Thời điểm này bé bắt đầu đùa nghịch với các ngón tay và thận đã phát triển hoàn thiện. Gan cũng thực hiện được chức năng lọc thải. Khuôn mặt bé trông khá bầu bĩnh nhờ các lớp mỡ và sự phát triển mạnh của các cơ mút. Các lớp lông tơ và chất bao phủ cơ thể bé đã sạch hẳn do bé nuốt vào bụng và trở thành phân xu tích tụ trong ruột bé.
Thai nhi tuần thứ 33: Bé phát triển hoàn chỉnh 5 giác quan. Bé lúc này có cân nặng xấp xỉ 1,9 kg và cao khoảng 43cm tính từ đầu đến chân. Mặc dù phổi bé chưa hoàn thiện hẳn nhưng đã có thể hít 1 chút nước ối để luyện tập cho 2 lá phổi và học cách thở.
Tất cả giác quan của bé đã hoạt động. Não đang phát triển nhanh chóng vì 5 giác quan đã sẵn sàng cho thế giới bên ngoài bụng mẹ. Một số bé đã có hẳn một mái tóc thực sự, trong khi số khác chỉ lơ thơ vài sợi. Lượng mỡ trên cơ thể bé đang được bồi đắp hằng ngày, da đã hết nhăn nheo và bộ xương đã cứng cáp hơn. Nhưng xương hộp sọ của bé vẫn còn mềm và chưa liền nhau để bé có thể chui ra khỏi bụng mẹ dễ dàng.
Thai nhi tuần thứ 34: Bé biết phân biệt ngày và đêm. Quá trình tăng trưởng của thai nhi tiếp tục đạt đỉnh cao: vào cuối tuần này, bé có thể sẽ dài tới 45cm (tính từ đầu tới chân), nặng khoảng 2,1 - 2,2 kg. Vào lúc này, bé đã ở tư thế “trồng cây chuối” (đầu bé đã chúc xuống dưới) sẵn sàng để chui ra ngoài. Tuy nhiên bé cũng có thể quay 180 độ bất cứ lúc nào trong những tuần sắp tới.
Sọ não của thai nhi vẫn chưa có sự gắn kết, các mảnh xương sọ vẫn rời nhau để bé có thể “lọt” qua cổ tử cung chật hẹp. Nhưng các phần xương khác trong cơ thể đang ngày càng cứng cáp. Trong những tuần cuối này, thai nhi tiếp tục phát triển, bé trông bụ bẫm hơn nhờ các mô mỡ. Khi bức tường tử cung và bụng căng ra và mỏng dần, bé có thể phân biệt được ngày và đêm để có chu kỳ hoạt động thích hợp.
Thai nhi tuần thứ 35. Thời điểm này, cơ thể bé đã phát triển dài khoảng 46,2 cm và nặng khoảng 2,2kg. Do chiều dài và cân nặng của bé đã vừa vặn trong tử cung nên bé không còn nhiều chỗ trống để nhào lộn nữa nhưng số lần bé đạp vẫn khá nhiều. Thận của bé đã phát triển đầy đủ và gan có thể xử lý một số chất thải.
Nếu bạn chưa từng nói chuyện với bé thì bắt đầu bây giờ cũng chưa muộn - ở tuần thứ 35 khả năng nghe của bé đã phát triển đầy đủ. Một số bằng chứng cho thấy trẻ mới sinh sẽ chú ý hơn với những âm thanh ở tần số cao. Mặc dù hệ thần kinh trung ương của bé còn đang tiếp tục hoàn thiện nhưng phổi thì đã phát triển đầy đủ, sẵn sàng cho quá trình hít thở không khí thay vì trong môi trường nước ối.
Thai nhi tuần thứ 36. Bé lúc này nặng khoảng 2,6kg và “cao” tầm 47,4cm. Khuỷu tay, chân và đầu bé có thể nổi lên trên bụng của mẹ khi bé “vươn vai” hay cử động. Lúc này thành tử cung và thành bụng đang giãn hết cỡ, ngày càng mỏng hơn. Đây là cơ hội để bé học hỏi và làm quen với nhịp sinh học ngày và đêm do ánh sáng có thể xuyên qua thành bụng chút ít.
Thời điểm này bé bắt đầu đùa nghịch với các ngón tay và thận đã phát triển hoàn thiện. Gan cũng thực hiện được chức năng lọc thải. Khuôn mặt bé trông khá bầu bĩnh nhờ các lớp mỡ và sự phát triển mạnh của các cơ mút. Các lớp lông tơ và chất bao phủ cơ thể bé đã sạch hẳn do bé nuốt vào bụng và trở thành phân xu tích tụ trong ruột bé.