Trẻ sốt rất cao và dai dẳng: Sốt cao thường là do virus và vi khuẩn gây ra. Sốt cao sẽ gây ra co giật, mệt mỏi, mất nước, trẻ quấy khóc, bỏ bú, ngủ không sâu. Sốt cao chính là nguyên nhân góp phần làm nặng thêm các rối loạn của bệnh. Khi đang điều trị thuốc mà liên tục từ 3 ngày trở lên trẻ có biểu hiện sốt cao trên 39 độ C thì nên đưa ngay đến bệnh viện để kiểm tra. Rút lõm lồng ngực. Đây là biểu hiện của viêm phổi nặng. Để phát hiện, cha mẹ có thể nhìn vào phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) lõm vào khi trẻ hít vào. Nếu chỉ phần mềm giữa xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì không phải là rút lõm lồng ngực.Thở nhanh: Quan sát nhịp thở của bé bằng cử động của lồng ngực. Bạn có thể đặt tay lên lồng ngực của trẻ để đếm từng nhịp thở. Nếu tần số thở trong 1 phút là trên 60 lần/phút với trẻ sơ sinh thì hãy coi chừng, đó là dấu hiệu bệnh đang tiến triển nặng và rất nặng. Không chần chừ, đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay. Tím tái: Tím tái là biểu hiện cơ thể bé từ mặt, chân, tay cho đến thân mình đều có biểu hiện da nhợt nhạt và tím lại thì đó là dấu hiệu của rối loạn hô hấp. Viêm phổi lúc này đã xảy ra khá nặng, cần đưa bé đi cấp cứu càng sớm, càng tốt. Bé không mở mắt phản ứng với mẹ hay không có cảm giác tiếp xúc với mẹ. Như thế là bé đang quá mệt hoặc là bé đang rơi vào trạng thái thần kinh u ám. Không có lí do gì giữ bé ở nhà trong trường hợp này. Khò khè. Khò khè cũng hay gặp ở trẻ bị viêm phổi. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng thường gặp ở trẻ bị hen, vậy nên cũng cần thăm khám để chẩn đoán tình trạng bệnh tình cho trẻ. Ho hoặc thở như ngáy: Không giống như ở trẻ em và người lớn, trẻ sơ sinh khi bị viêm phổi thường không có triệu chứng ho mãn tính. Ngược lại, trẻ sơ sinh khi bị nhiễm trùng phổi thường có triệu chứng ho khan, hoặc khi hít thở tạo ra âm thanh như tiếng ngáy ngủ. Đau bụng và chán ăn: Viêm phổi có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn hoặc nôn ở trẻ. Bên cạnh đó, trẻ cũng thường không muốn ăn hoặc giảm cảm giác thèm ăn như bình thường. Trẻ sơ sinh bị viêm phổi cũng có thể phát triển các triệu chứng của bệnh tiêu chảy do nhiễm trùng. Trong trường hợp trẻ bị nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài, cần được đưa ngay đến bác sĩ, vì những triệu chứng này có thể làm tăng nguy cơ bị mất nước ở trẻ.
Trẻ sốt rất cao và dai dẳng: Sốt cao thường là do virus và vi khuẩn gây ra. Sốt cao sẽ gây ra co giật, mệt mỏi, mất nước, trẻ quấy khóc, bỏ bú, ngủ không sâu. Sốt cao chính là nguyên nhân góp phần làm nặng thêm các rối loạn của bệnh. Khi đang điều trị thuốc mà liên tục từ 3 ngày trở lên trẻ có biểu hiện sốt cao trên 39 độ C thì nên đưa ngay đến bệnh viện để kiểm tra.
Rút lõm lồng ngực. Đây là biểu hiện của viêm phổi nặng. Để phát hiện, cha mẹ có thể nhìn vào phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) lõm vào khi trẻ hít vào. Nếu chỉ phần mềm giữa xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì không phải là rút lõm lồng ngực.
Thở nhanh: Quan sát nhịp thở của bé bằng cử động của lồng ngực. Bạn có thể đặt tay lên lồng ngực của trẻ để đếm từng nhịp thở. Nếu tần số thở trong 1 phút là trên 60 lần/phút với trẻ sơ sinh thì hãy coi chừng, đó là dấu hiệu bệnh đang tiến triển nặng và rất nặng. Không chần chừ, đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
Tím tái: Tím tái là biểu hiện cơ thể bé từ mặt, chân, tay cho đến thân mình đều có biểu hiện da nhợt nhạt và tím lại thì đó là dấu hiệu của rối loạn hô hấp. Viêm phổi lúc này đã xảy ra khá nặng, cần đưa bé đi cấp cứu càng sớm, càng tốt.
Bé không mở mắt phản ứng với mẹ hay không có cảm giác tiếp xúc với mẹ. Như thế là bé đang quá mệt hoặc là bé đang rơi vào trạng thái thần kinh u ám. Không có lí do gì giữ bé ở nhà trong trường hợp này.
Khò khè. Khò khè cũng hay gặp ở trẻ bị viêm phổi. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng thường gặp ở trẻ bị hen, vậy nên cũng cần thăm khám để chẩn đoán tình trạng bệnh tình cho trẻ.
Ho hoặc thở như ngáy: Không giống như ở trẻ em và người lớn, trẻ sơ sinh khi bị viêm phổi thường không có triệu chứng ho mãn tính. Ngược lại, trẻ sơ sinh khi bị nhiễm trùng phổi thường có triệu chứng ho khan, hoặc khi hít thở tạo ra âm thanh như tiếng ngáy ngủ.
Đau bụng và chán ăn: Viêm phổi có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn hoặc nôn ở trẻ. Bên cạnh đó, trẻ cũng thường không muốn ăn hoặc giảm cảm giác thèm ăn như bình thường. Trẻ sơ sinh bị viêm phổi cũng có thể phát triển các triệu chứng của bệnh tiêu chảy do nhiễm trùng. Trong trường hợp trẻ bị nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài, cần được đưa ngay đến bác sĩ, vì những triệu chứng này có thể làm tăng nguy cơ bị mất nước ở trẻ.