Trong những ngày này, sức đề kháng của cơ thể giảm sút, do vậy cha mẹ cần hướng dẫn các em biết cách chăm sóc cơ thể và vệ sinh vùng kín đúng cách. Nếu các em bị đau bụng khi có kinh, cần phải nằm nghỉ ngơi, chườm ấm vùng bụng dưới. Chế độ ăn uống phải đủ chất dinh dưỡng, tăng cường chất đạm, chủ yếu là đạm động vật như thịt heo, thịt bò, tim gan, trứng và thức ăn có nhiều canxi giúp cho quá trình cầm máu, đông máu được tốt cũng như các thức ăn bồi bổ khác đủ cân bằng đạm, đường, chất béo, muối khoáng, vitamin và chất xơ. Cần tránh các thức ăn có tính kích thích như rượu, bia, gia vị mạnh hoặc những thức ăn, trái cây quá chua.Do máu ứ đọng trong vùng chậu và cơ quan sinh dục nhiều, vi khuẩn phát triển nhanh chóng nên trẻ cần tắm rửa sạch sẽ và thường xuyên hằng ngày. Khoảng 3 - 4 tiếng nên thay băng vệ sinh một lần, nhất là những ngày thứ nhất, thứ hai của chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi lần thay băng phải rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước sạch, lưu ý không nên xối hay xịt nước quá sâu vào bên trong âm đạo. Sau đó dùng khăn sạch lau khô rồi mới đóng băng vệ sinh mới. Phụ huynh cũng cần dạy con đề phòng và tránh các bệnh vùng kín như viêm nhiễm, khí hư có mùi khi vệ sinh không sạch sẽ để các em biết. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là trẻ mới lớn chưa cần thiết phải dùng đến các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ bởi axit trong các dung dịch này có thể làm thay đổi môi trường âm đạo.
Trong những ngày này, sức đề kháng của cơ thể giảm sút, do vậy cha mẹ cần hướng dẫn các em biết cách chăm sóc cơ thể và vệ sinh vùng kín đúng cách.
Nếu các em bị đau bụng khi có kinh, cần phải nằm nghỉ ngơi, chườm ấm vùng bụng dưới.
Chế độ ăn uống phải đủ chất dinh dưỡng, tăng cường chất đạm, chủ yếu là đạm động vật như thịt heo, thịt bò, tim gan, trứng và thức ăn có nhiều canxi giúp cho quá trình cầm máu, đông máu được tốt cũng như các thức ăn bồi bổ khác đủ cân bằng đạm, đường, chất béo, muối khoáng, vitamin và chất xơ.
Cần tránh các thức ăn có tính kích thích như rượu, bia, gia vị mạnh hoặc những thức ăn, trái cây quá chua.
Do máu ứ đọng trong vùng chậu và cơ quan sinh dục nhiều, vi khuẩn phát triển nhanh chóng nên trẻ cần tắm rửa sạch sẽ và thường xuyên hằng ngày.
Khoảng 3 - 4 tiếng nên thay băng vệ sinh một lần, nhất là những ngày thứ nhất, thứ hai của chu kỳ kinh nguyệt.
Mỗi lần thay băng phải rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước sạch, lưu ý không nên xối hay xịt nước quá sâu vào bên trong âm đạo. Sau đó dùng khăn sạch lau khô rồi mới đóng băng vệ sinh mới.
Phụ huynh cũng cần dạy con đề phòng và tránh các bệnh vùng kín như viêm nhiễm, khí hư có mùi khi vệ sinh không sạch sẽ để các em biết.
Tuy nhiên, điều cần lưu ý là trẻ mới lớn chưa cần thiết phải dùng đến các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ bởi axit trong các dung dịch này có thể làm thay đổi môi trường âm đạo.