Con quá nặng cân khiến mẹ sinh khó. Đây cũng là ca sinh khó, khi thai nhi quá lớn được sinh ra, độ siết của cơ tử cung không đủ chắc chắn do bị dãn quá mức, dễ bị chảy máu gây băng huyết - một tai biến sản khoa cực kỳ nguy hiểm, nếu không cầm máu được có khi phải cắt tử cung, thậm chí đe dọa tính mạng. Trẻ sơ sinh nặng hơn 3,8kg trông bụ bẫm khoẻ mạnh nhưng thực chất những em bé này có nguy cơ thường trực là hạ đường huyết sau khi sinh do nồng độ insulin của người mẹ rất cao và sau khi sinh thì bị tụt xuống nên hệ thống nội tiết của em bé chưa thích nghi kịp. Hiện tượng này kéo theo một loạt hiện tượng như suy hô hấp, suy thở, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt… Có bé huyết áp tụt xuống đến mức đo không được, nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến não. Hạ đường huyết kéo dài sẽ khiến trẻ co giật, hôn mê, thậm chí tử vong. Để ngăn ngừa, trẻ sẽ được kiểm tra đường huyết sớm, cho bú sữa sớm, nếu bú không được thì bắt buộc phải truyền dịch. Các trẻ này cũng dễ bị suy hô hấp do chậm hấp thu dịch phổi, nhiều bé phải hỗ trợ hô hấp. Một số bé bị chứng đa hồng cầu (lượng hồng cầu vượt quá 65%) khiến hồng cầu trong máu quá đặc, tốc độ chảy chậm gây tắc nghẽn, dẫn đến thiếu máu não, thiếu ôxy não khiến người trẻ tím tái, co giật. Nguy cơ trẻ bị đái tháo đường. Khi lớn lên nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường của những em bé sơ sinh thừa cân cao gấp đôi so với những em bé có cân nặng bình thường. Vì vậy, trẻ sơ sinh thừa cân cần được theo dõi chặt chẽ, nhất là những ngày đầu sau sinh để hạn chế những biến chứng. Nguy cơ trẻ mắc bệnh ung thư. Kết quả các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Anh và Thụy Điển mới đây cho thấy những trẻ sơ sinh nặng cân có nhiều nguy cơ mắc các bệnh ung thư, bệnh về đường tiêu hóa khi trưởng thành. Những bé gái sinh nặng cân có khả năng mắc bệnh ung thư vú, nhưng tỷ lệ này thấp hơn khả năng mắc bệnh ung thư tử cung khi trưởng thành. Chi tiết của công trình nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí “The International Journal of Cancer Online”.
Con quá nặng cân khiến mẹ sinh khó. Đây cũng là ca sinh khó, khi thai nhi quá lớn được sinh ra, độ siết của cơ tử cung không đủ chắc chắn do bị dãn quá mức, dễ bị chảy máu gây băng huyết - một tai biến sản khoa cực kỳ nguy hiểm, nếu không cầm máu được có khi phải cắt tử cung, thậm chí đe dọa tính mạng.
Trẻ sơ sinh nặng hơn 3,8kg trông bụ bẫm khoẻ mạnh nhưng thực chất những em bé này có nguy cơ thường trực là hạ đường huyết sau khi sinh do nồng độ insulin của người mẹ rất cao và sau khi sinh thì bị tụt xuống nên hệ thống nội tiết của em bé chưa thích nghi kịp. Hiện tượng này kéo theo một loạt hiện tượng như suy hô hấp, suy thở, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt…
Có bé huyết áp tụt xuống đến mức đo không được, nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến não. Hạ đường huyết kéo dài sẽ khiến trẻ co giật, hôn mê, thậm chí tử vong. Để ngăn ngừa, trẻ sẽ được kiểm tra đường huyết sớm, cho bú sữa sớm, nếu bú không được thì bắt buộc phải truyền dịch.
Các trẻ này cũng dễ bị suy hô hấp do chậm hấp thu dịch phổi, nhiều bé phải hỗ trợ hô hấp. Một số bé bị chứng đa hồng cầu (lượng hồng cầu vượt quá 65%) khiến hồng cầu trong máu quá đặc, tốc độ chảy chậm gây tắc nghẽn, dẫn đến thiếu máu não, thiếu ôxy não khiến người trẻ tím tái, co giật.
Nguy cơ trẻ bị đái tháo đường. Khi lớn lên nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường của những em bé sơ sinh thừa cân cao gấp đôi so với những em bé có cân nặng bình thường. Vì vậy, trẻ sơ sinh thừa cân cần được theo dõi chặt chẽ, nhất là những ngày đầu sau sinh để hạn chế những biến chứng.
Nguy cơ trẻ mắc bệnh ung thư. Kết quả các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Anh và Thụy Điển mới đây cho thấy những trẻ sơ sinh nặng cân có nhiều nguy cơ mắc các bệnh ung thư, bệnh về đường tiêu hóa khi trưởng thành.
Những bé gái sinh nặng cân có khả năng mắc bệnh ung thư vú, nhưng tỷ lệ này thấp hơn khả năng mắc bệnh ung thư tử cung khi trưởng thành. Chi tiết của công trình nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí “The International Journal of Cancer Online”.