Tết là dịp có nhiều loại thực phẩm khác nhau trong nhà, món nào cũng ngon và hấp dẫn mà trẻ chưa thể tự chủ và không biết cách chọn lựa, không biết nên ăn món nào vào lúc nào. Vì vậy, để đảm bảo cho trẻ có một sức khỏe thật tốt trong và sau Tết, các bậc cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho các bé. Không nên dự trữ nhiều bánh kẹo và nước ngọt trong nhà (hoặc nên để khuất tầm mắt của trẻ). Có thể giảm các lọai bánh mứt và thay bằng rau câu, trái cây ít đường hoặc các lọai hạt như hướng dương, hạt dẻ, hạt bí, hạt đậu sấy… để giảm lượng đường đưa vào cơ thể một cách không cần thiết.Ngày Tết cũng nên cho trẻ thoải mái một chút nhưng không nên cho trẻ ăn vặt suốt cả ngày mà chỉ cho ăn có giới hạn & không ăn vặt quá gần bữa chính kế tiếp. Đối với trẻ béo thì nên ăn trái cây ít ngọt (như thanh long, bưởi, cam…) hơn là bánh kẹo, mứt. Cho trẻ ăn nhiều rau, bớt thịt mỡ.Để cân bằng tính nóng do một số thực phẩm ngày Tết gây ra, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi ngon. Ngoài ra có thể cho trẻ sử dụng một số loại sữa có tác dụng làm mát và hỗ trợ tiêu hóa.Nên hạn chế cho trẻ sử dụng các loại đồ uống quá ngọt, đồ uống có ga hay chứa cồn. Cần cho trẻ bổ sung nhiều nước hơn ngày thường để bù lại lượng nước và năng lượng đã mất đi trong quá trình di chuyển, đùa nghịch nhiều.Với trẻ con bú sữa thì Tết sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến bữa ăn của trẻ vì nguồn dinh dưỡng chính của trẻ là sữa mẹ luôn được duy trì đều đặn. Bởi vậy, để đảm bảo đủ lượng sữa cho trẻ, các bà mẹ cần ăn đúng bữa và đủ chất dinh dưỡng.Trẻ trên 1 tuổi. Chế độ ăn của bé chủ yếu là sữa, các sản phẩm từ sữa, bột hoặc cháo giàu chất dinh dưỡng. Mẹ hãy dự trữ cho bé những món ăn giàu chất dinh dưỡng, dễ ăn như bánh flan, sữa chua để chống táo bón cho bé những ngày này.Bánh chưng bánh tét được làm từ nếp, thịt, đậu xanh nên rất giàu chất dinh dưỡng và năng lượng rất cao, có thể làm bữa ăn chính thay cho bữa cơm hằng ngày cho bé trên 2 tuổi.
Tết là dịp có nhiều loại thực phẩm khác nhau trong nhà, món nào cũng ngon và hấp dẫn mà trẻ chưa thể tự chủ và không biết cách chọn lựa, không biết nên ăn món nào vào lúc nào. Vì vậy, để đảm bảo cho trẻ có một sức khỏe thật tốt trong và sau Tết, các bậc cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho các bé.
Không nên dự trữ nhiều bánh kẹo và nước ngọt trong nhà (hoặc nên để khuất tầm mắt của trẻ). Có thể giảm các lọai bánh mứt và thay bằng rau câu, trái cây ít đường hoặc các lọai hạt như hướng dương, hạt dẻ, hạt bí, hạt đậu sấy… để giảm lượng đường đưa vào cơ thể một cách không cần thiết.
Ngày Tết cũng nên cho trẻ thoải mái một chút nhưng không nên cho trẻ ăn vặt suốt cả ngày mà chỉ cho ăn có giới hạn & không ăn vặt quá gần bữa chính kế tiếp. Đối với trẻ béo thì nên ăn trái cây ít ngọt (như thanh long, bưởi, cam…) hơn là bánh kẹo, mứt. Cho trẻ ăn nhiều rau, bớt thịt mỡ.
Để cân bằng tính nóng do một số thực phẩm ngày Tết gây ra, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi ngon. Ngoài ra có thể cho trẻ sử dụng một số loại sữa có tác dụng làm mát và hỗ trợ tiêu hóa.
Nên hạn chế cho trẻ sử dụng các loại đồ uống quá ngọt, đồ uống có ga hay chứa cồn. Cần cho trẻ bổ sung nhiều nước hơn ngày thường để bù lại lượng nước và năng lượng đã mất đi trong quá trình di chuyển, đùa nghịch nhiều.
Với trẻ con bú sữa thì Tết sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến bữa ăn của trẻ vì nguồn dinh dưỡng chính của trẻ là sữa mẹ luôn được duy trì đều đặn. Bởi vậy, để đảm bảo đủ lượng sữa cho trẻ, các bà mẹ cần ăn đúng bữa và đủ chất dinh dưỡng.
Trẻ trên 1 tuổi. Chế độ ăn của bé chủ yếu là sữa, các sản phẩm từ sữa, bột hoặc cháo giàu chất dinh dưỡng. Mẹ hãy dự trữ cho bé những món ăn giàu chất dinh dưỡng, dễ ăn như bánh flan, sữa chua để chống táo bón cho bé những ngày này.
Bánh chưng bánh tét được làm từ nếp, thịt, đậu xanh nên rất giàu chất dinh dưỡng và năng lượng rất cao, có thể làm bữa ăn chính thay cho bữa cơm hằng ngày cho bé trên 2 tuổi.