Sinh mổ là sinh em bé qua một đường rạch phẫu thuật ở bụng và tử cung của người mẹ. Trong nhiều trường hợp nhất định, việc sinh mổ sẽ được dự kiến từ trước. Ngoài ra cũng có những trường hợp, việc sinh mổ được thực hiện bất thường để đáp ứng với những biến chứng không lường trước được. Sinh mổ là một phẫu thuật ổ bụng lớn, vì vậy nó có nhiều nguy cơ hơn sinh thường. Các bà mẹ sinh mổ có nguy cơ bị nhiễm trùng, chảy máu nhiều, đông máu, đau sau sinh nhiều hơn, thời gian ở lại bệnh viện lâu hơn, và chậm hồi phục hơn đáng kể. Tổn thương bàng quang hay ruột, mặc dù rất hiếm gặp, cũng phổ biến hơn. Sau khi gây tê đã có hiệu lực, bụng của thai phụ sẽ được thấm gạc có chất khử trùng. Bác sĩ rạch một đường trên bụng thai phụ. Thường thì vết mổ sẽ theo chiều ngang. Vết sẹo sau đấy sẽ gần như không bị phát hiện. Tuy nhiên do sản phụ trước đó đã có một vết mổ theo chiều dọc nên việc mổ sẽ được thực hiện theo vết cắt cũ. Do đó việc phẫu thuật phải được tiến hành cẩn thận hơn rất nhiều. Tới tử cung, bác sĩ sẽ tạo một vết cắt, tìm vị trí của em bé. Lấy em bé từ tử cung của người mẹ ra ngoài. Bác sĩ sẽ dùng cả hai tay để đưa đầu thai nhi ra khỏi tử cung mẹ. Sau khi đầu bé đã ra khỏi bụng mẹ, bác sĩ sẽ sử dụng thao tác xoay nhẹ đầu bé sang ngang để vai dễ dàng lọt ra khỏi vết mổ. Bác sĩ sẽ dùng tay để đỡ ngực và vai bé để đưa cả cơ thể ra. Sau đó, bác sĩ tiếp tục đỡ bé từ từ chui ra khỏi bụng mẹ từ vết mổ trên bụng. Sau đó, các bác sĩ lấy nhau, màng nhau, lau sạch buồng tử cung, kiểm tra độ mở cổ tử cung của sản phụ giúp cho sự thoát sản dịch được tốt. Các bác sĩ tiến hành khâu vết mổ lại từng lớp một. Lau sạch ổ bụng và đóng bụng bằng một đường khâu, lấy sạch máu cục âm đạo. Chỉ khâu sẽ được loại bỏ trong vòng 7-10 ngày.
Sinh mổ là sinh em bé qua một đường rạch phẫu thuật ở bụng và tử cung của người mẹ. Trong nhiều trường hợp nhất định, việc sinh mổ sẽ được dự kiến từ trước. Ngoài ra cũng có những trường hợp, việc sinh mổ được thực hiện bất thường để đáp ứng với những biến chứng không lường trước được.
Sinh mổ là một phẫu thuật ổ bụng lớn, vì vậy nó có nhiều nguy cơ hơn sinh thường. Các bà mẹ sinh mổ có nguy cơ bị nhiễm trùng, chảy máu nhiều, đông máu, đau sau sinh nhiều hơn, thời gian ở lại bệnh viện lâu hơn, và chậm hồi phục hơn đáng kể. Tổn thương bàng quang hay ruột, mặc dù rất hiếm gặp, cũng phổ biến hơn.
Sau khi gây tê đã có hiệu lực, bụng của thai phụ sẽ được thấm gạc có chất khử trùng. Bác sĩ rạch một đường trên bụng thai phụ. Thường thì vết mổ sẽ theo chiều ngang. Vết sẹo sau đấy sẽ gần như không bị phát hiện.
Tuy nhiên do sản phụ trước đó đã có một vết mổ theo chiều dọc nên việc mổ sẽ được thực hiện theo vết cắt cũ. Do đó việc phẫu thuật phải được tiến hành cẩn thận hơn rất nhiều.
Tới tử cung, bác sĩ sẽ tạo một vết cắt, tìm vị trí của em bé.
Lấy em bé từ tử cung của người mẹ ra ngoài.
Bác sĩ sẽ dùng cả hai tay để đưa đầu thai nhi ra khỏi tử cung mẹ.
Sau khi đầu bé đã ra khỏi bụng mẹ, bác sĩ sẽ sử dụng thao tác xoay nhẹ đầu bé sang ngang để vai dễ dàng lọt ra khỏi vết mổ.
Bác sĩ sẽ dùng tay để đỡ ngực và vai bé để đưa cả cơ thể ra.
Sau đó, bác sĩ tiếp tục đỡ bé từ từ chui ra khỏi bụng mẹ từ vết mổ trên bụng.
Sau đó, các bác sĩ lấy nhau, màng nhau, lau sạch buồng tử cung, kiểm tra độ mở cổ tử cung của sản phụ giúp cho sự thoát sản dịch được tốt.
Các bác sĩ tiến hành khâu vết mổ lại từng lớp một.
Lau sạch ổ bụng và đóng bụng bằng một đường khâu, lấy sạch máu cục âm đạo. Chỉ khâu sẽ được loại bỏ trong vòng 7-10 ngày.