Nếu muốn ăn cả vỏ, mẹ chú ý chọn loại hoa quả sạch, tươi ngon hay ngâm muối thật sạch khoảng 15 phút trước khi cho con ăn.Cà rốt. Sẽ thật uổng phí nếu gọt vỏ cà rốt vì tất cả những chất chống oxy hóa của cà rốt đều nằm ở lớp vỏ này. Hơn nữa, vỏ cà rốt cũng chứa nhiều đường và vitamin C, D, E, nhóm vitamin B và đặc biệt là catorene.Nho. Trong vỏ quả nho có chất resveratrol dồi dào tác dụng cho việc kháng khuẩn, chống nấm mốc và nhiễm trùng ở trẻ. Ngoài ra, vỏ của loại quả này còn có tác dụng giảm nồng độ triglycerit và cholesteron trong máu, ức chế mầm mống ung thư.Vỏ dưa leo. Vỏ dưa leo rất giàu vitamin và khoáng chất. Nó có tác dụng lợi tiểu, giảm sưng phù và viêm cho trẻ. Vì vậy khi ăn dưa leo nên để cả vỏ.Vỏ táo. Vỏ táo giàu chất chống oxy hóa tự nhiên có tác dụng giảm viêm đường tiêu hóa và chứa nhiều hợp chất hóa học có tên gọi flavanoid. Tất cả những chất này đều tốt cho tim. Vỏ táo chứa lượng flavanoid nhiều hơn sáu lần so với thịt táo và lượng chất chống ôxy hóa cũng cao hơn hẳn.Cam quýt. Mẹ có thể cắt lớp vỏ cam mỏng bên ngoài để lại phần dầy cam cho con ăn. Phần này có chứa rất nhiều chất xơ, cho trẻ ăn có tác dụng đề phòng viêm gan, tiêu độc và long đờm hiệu quả khi bé bị cảm cúm. Hoặc mẹ nặn tinh dầu từ vỏ vào nước nóng cho con xông mũi thì sẽ rất hiệu quả đấy.Cà chua. Nếu bé bị cảm cúm thì mẹ hãy cho con ăn cà chua cả vỏ. Chất lycopene trong vỏ cà chua có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng chống ung thư, tim mạch. Ngoài ra, vỏ cà chua còn trợ giúp bảo vệ sức khỏe rất tốt trong mùa lạnh.Khoai lang. Các mẹ có thói quen gọt sạch lớp vỏ dai của khoai lang và dùng thìa nạo cho con ăn dễ hơn mà không biết rằng, lớp vỏ mỏng này là nơi tập trung nhiều dưỡng chất, như vitamin C, kali và betacarotene - một loại tiền chất của vitamin A, giúp ngăn chặn mù lòa, tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
Nếu muốn ăn cả vỏ, mẹ chú ý chọn loại
hoa quả sạch, tươi ngon hay ngâm muối thật sạch khoảng 15 phút trước khi cho con ăn.
Cà rốt. Sẽ thật uổng phí nếu gọt vỏ cà rốt vì tất cả những chất chống oxy hóa của cà rốt đều nằm ở lớp vỏ này. Hơn nữa, vỏ cà rốt cũng chứa nhiều đường và vitamin C, D, E, nhóm vitamin B và đặc biệt là catorene.
Nho. Trong vỏ quả nho có chất resveratrol dồi dào tác dụng cho việc kháng khuẩn, chống nấm mốc và nhiễm trùng ở trẻ. Ngoài ra, vỏ của loại quả này còn có tác dụng giảm nồng độ triglycerit và cholesteron trong máu, ức chế mầm mống ung thư.
Vỏ dưa leo. Vỏ dưa leo rất giàu vitamin và khoáng chất. Nó có tác dụng lợi tiểu, giảm sưng phù và viêm cho trẻ. Vì vậy khi ăn dưa leo nên để cả vỏ.
Vỏ táo. Vỏ táo giàu chất chống oxy hóa tự nhiên có tác dụng giảm viêm đường tiêu hóa và chứa nhiều hợp chất hóa học có tên gọi flavanoid. Tất cả những chất này đều tốt cho tim. Vỏ táo chứa lượng flavanoid nhiều hơn sáu lần so với thịt táo và lượng chất chống ôxy hóa cũng cao hơn hẳn.
Cam quýt. Mẹ có thể cắt lớp vỏ cam mỏng bên ngoài để lại phần dầy cam cho con ăn. Phần này có chứa rất nhiều chất xơ, cho trẻ ăn có tác dụng đề phòng viêm gan, tiêu độc và long đờm hiệu quả khi bé bị cảm cúm. Hoặc mẹ nặn tinh dầu từ vỏ vào nước nóng cho con xông mũi thì sẽ rất hiệu quả đấy.
Cà chua. Nếu bé bị cảm cúm thì mẹ hãy cho con ăn cà chua cả vỏ. Chất lycopene trong vỏ cà chua có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng chống ung thư, tim mạch. Ngoài ra, vỏ cà chua còn trợ giúp bảo vệ sức khỏe rất tốt trong mùa lạnh.
Khoai lang. Các mẹ có thói quen gọt sạch lớp vỏ dai của khoai lang và dùng thìa nạo cho con ăn dễ hơn mà không biết rằng, lớp vỏ mỏng này là nơi tập trung nhiều dưỡng chất, như vitamin C, kali và betacarotene - một loại tiền chất của vitamin A, giúp ngăn chặn mù lòa, tăng cường hệ miễn dịch cho bé.