Tuy hoa quả và rau đều chứa nhiều chất xơ nhưng chúng là hai loại thực phẩm có thành phần dinh dưỡng khác nhau, nếu chỉ ăn một trong hai loại đó thì cơ thể sẽ không đủ chất. Trong rau, hàm lượng vitamin và các chất khoáng cao hơn trái cây nhiều. Ví dụ hàm lượng caroten, các loại vitamin, khoáng chất trong rau giền cao gấp 2-6 lần trong cam, chanh.Các chất xơ trong rau còn có tác dụng chống táo bón ở trẻ. Một số loại rau gia vị còn có tác dụng chữa trị nhiều bệnh và là nguồn kháng sinh thực vật rất quí như: hành, cà rốt, tỏi, tía tô…miễn dịch cơ thể chống cảm, ho khi trời lạnh.Rau còn là nguồn chất sắt quan trọng. Chất sắt trong rau được cơ thể hấp thu tốt hơn sắt ở các hợp chất vô cơ. Các loại rau đậu, xà lách là nguồn mangan dồi dào cho trẻ. Với những trẻ lười ăn cơm, bữa ăn có rau có thể sẽ đem lại cảm giác ăn tốt hơn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng tiết dịch của dạ dày, đặc biệt là các loại rau, gia vị. Vì thế, không nên thay thế rau bằng hoa quả. Cần tập cho trẻ ăn rau từ thời kỳ bắt đầu ăn bổ sung để bé không có cảm giác ngán rau. Với trẻ dưới 2 tuổi mẹ cho ăn rau bằng cách thái, băm, giã nhỏ lá rau xanh cho lẫn vào bột ăn dặm, tăng dần tỉ lệ từ ít đến nhiều và thay đổi các loại rau trong bữa ăn hằng ngày. Đối với trẻ lớn từ 3 tuổi trở lên thì lúc đầu có thể thái nhỏ, nấu canh dạng súp trộn lẫn vào cơm cho ăn, trẻ lớn hơn có thể ăn những món rau cùng gia đình. Như vậy, rau có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Vì vậy, bên cạnh việc cho con uống nước trái cây và ăn hoa quả, các bà mẹ luôn nhớ cho thêm rau xanh mỗi khi nấu cháo, bột, cơm cho trẻ ăn. Càng cho trẻ ăn nhiều loại rau và hoa quả thì càng cung cấp đủ vitamin và chất khoáng cần thiết cho trẻ.
Tuy hoa quả và rau đều chứa nhiều chất xơ nhưng chúng là hai loại thực phẩm có thành phần dinh dưỡng khác nhau, nếu chỉ ăn một trong hai loại đó thì cơ thể sẽ không đủ chất.
Trong rau, hàm lượng vitamin và các chất khoáng cao hơn trái cây nhiều. Ví dụ hàm lượng caroten, các loại vitamin, khoáng chất trong rau giền cao gấp 2-6 lần trong cam, chanh.
Các chất xơ trong rau còn có tác dụng chống táo bón ở trẻ. Một số loại rau gia vị còn có tác dụng chữa trị nhiều bệnh và là nguồn kháng sinh thực vật rất quí như: hành, cà rốt, tỏi, tía tô…miễn dịch cơ thể chống cảm, ho khi trời lạnh.
Rau còn là nguồn chất sắt quan trọng. Chất sắt trong rau được cơ thể hấp thu tốt hơn sắt ở các hợp chất vô cơ. Các loại rau đậu, xà lách là nguồn mangan dồi dào cho trẻ.
Với những trẻ lười ăn cơm, bữa ăn có rau có thể sẽ đem lại cảm giác ăn tốt hơn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng tiết dịch của dạ dày, đặc biệt là các loại rau, gia vị. Vì thế, không nên thay thế rau bằng hoa quả.
Cần tập cho trẻ ăn rau từ thời kỳ bắt đầu ăn bổ sung để bé không có cảm giác ngán rau. Với trẻ dưới 2 tuổi mẹ cho ăn rau bằng cách thái, băm, giã nhỏ lá rau xanh cho lẫn vào bột ăn dặm, tăng dần tỉ lệ từ ít đến nhiều và thay đổi các loại rau trong bữa ăn hằng ngày.
Đối với trẻ lớn từ 3 tuổi trở lên thì lúc đầu có thể thái nhỏ, nấu canh dạng súp trộn lẫn vào cơm cho ăn, trẻ lớn hơn có thể ăn những món rau cùng gia đình.
Như vậy, rau có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Vì vậy, bên cạnh việc cho con uống nước trái cây và ăn hoa quả, các bà mẹ luôn nhớ cho thêm rau xanh mỗi khi nấu cháo, bột, cơm cho trẻ ăn. Càng cho trẻ ăn nhiều loại rau và hoa quả thì càng cung cấp đủ vitamin và chất khoáng cần thiết cho trẻ.