Không nên băm nhuyễn thịt trước khi nấu. Quan niệm sai lầm là làm thế trẻ dễ ăn. Nhưng thịt băm nhuyễn, càng nấu sẽ càng xảm. Cứ cho nguyên miếng thịt thái mỏng vào nấu. Dẫu là lâu chín, nhưng lại nhanh mềm và giữ được dinh dưỡng, sau khi nấu xong mẹ dùng thìa lựa bỏ những miếng to.Đừng lạm dụng máy xay. Nó là hung thủ khiến bé ăn kém. Cha mẹ luôn có suy nghĩ rằng, xay nhuyễn sẽ giúp con ăn nhanh hơn và dễ tiêu hóa hơn. Song, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên cho con ăn thức ăn thô sẽ nhiều dinh dưỡng và tốt cho dạ dày của con.Xay nhuyễn thức ăn khiến cho đứa trẻ tạo thói quen không nhai và khi lớn lên dạ dày bé làm việc rất vất vả. Khi con ăn một bát cháo xay lẫn tất cả các loại, mùi vị sẽ bị trộn lẫn và bé rất dễ nôn trớ. Nôn trớ nhiều sẽ làm loét thực quản, loét dạ dày. Những bé nôn ra ngoài thì không sao, có những bé trào ngược vào trong gây ho kéo dài liên đới đến bệnh hen.Trữ thức ăn ở ngăn đá. Mẹ hãy để thực phẩm tươi vào những hộp nhỏ riêng. Ăn bao nhiêu, ăn loại nào thì chỉ cần rã đông loại đó rồi chế biến nấu lại cho ra món. Như thế, mỗi ngày, 3 bữa con đều có thể ăn mỗi món khác nhau mà lại được đổi món sau vài ngày. Mẹ hãy nhớ, thức ăn rã đông chỉ để được trong vòng 1 tuần và mẹ chớ rã đông bằng lo vi sóng là được.Cho bé ăn theo đúng mốc dinh dưỡng. 5-6 tháng ăn bột hoặc thức ăn nghiền. Sau 2 tháng thì thức ăn to hơn. Sau 2 tháng nữa lại tăng độ thô. Cứ thế tăng dần. Nếu mẹ cho con ăn cháo xay nhiều quá bé sẽ chỉ tiếp nhận được mỗi cháo mà không nạp được dinh dưỡng đa dạng cho cơ thể.Trên 1 tuổi. Cho bé tập ăn 3 bữa chính (sáng, trưa, chiều) cùng gia đình và 3 bữa ăn phụ giữa các bữa chính và trước khi đi ngủ. Giai đoạn này, mẹ nên tập cho bé dùng thìa để bé có thể tự xúc phần ăn của mình. Như vậy là mẹ sẽ tiết kiệm được thời gian nấu nướng vì bé đã được ngồi cùng mâm với gia đình.Cho bé ăn tất cả các loại rau. Mỗi loại rau chứa một dưỡng chất khác nhau, vì vậy cách tốt nhất để nạp đủ dinh dưỡng và chống bé lười ăn rau là cho con ăn tất cả các loại rau ngay từ lúc ăn dặm. Chỉ cần mẹ chịu khó tìm hiểu, loại rau nào ăn nhiều hay ít, kết hợp với loại thực phẩm nào sẽ cho ra một sản phẩm dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho con.
Không nên băm nhuyễn thịt trước khi nấu. Quan niệm sai lầm là làm thế trẻ dễ ăn. Nhưng thịt băm nhuyễn, càng nấu sẽ càng xảm. Cứ cho nguyên miếng thịt thái mỏng vào nấu. Dẫu là lâu chín, nhưng lại nhanh mềm và giữ được dinh dưỡng, sau khi nấu xong mẹ dùng thìa lựa bỏ những miếng to.
Đừng lạm dụng máy xay. Nó là hung thủ khiến bé ăn kém. Cha mẹ luôn có suy nghĩ rằng, xay nhuyễn sẽ giúp con ăn nhanh hơn và dễ tiêu hóa hơn. Song, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên cho con ăn thức ăn thô sẽ nhiều dinh dưỡng và tốt cho dạ dày của con.
Xay nhuyễn thức ăn khiến cho đứa trẻ tạo thói quen không nhai và khi lớn lên dạ dày bé làm việc rất vất vả. Khi con ăn một bát cháo xay lẫn tất cả các loại, mùi vị sẽ bị trộn lẫn và bé rất dễ nôn trớ. Nôn trớ nhiều sẽ làm loét thực quản, loét dạ dày. Những bé nôn ra ngoài thì không sao, có những bé trào ngược vào trong gây ho kéo dài liên đới đến bệnh hen.
Trữ thức ăn ở ngăn đá. Mẹ hãy để thực phẩm tươi vào những hộp nhỏ riêng. Ăn bao nhiêu, ăn loại nào thì chỉ cần rã đông loại đó rồi chế biến nấu lại cho ra món. Như thế, mỗi ngày, 3 bữa con đều có thể ăn mỗi món khác nhau mà lại được đổi món sau vài ngày. Mẹ hãy nhớ, thức ăn rã đông chỉ để được trong vòng 1 tuần và mẹ chớ rã đông bằng lo vi sóng là được.
Cho bé ăn theo đúng mốc dinh dưỡng. 5-6 tháng ăn bột hoặc thức ăn nghiền. Sau 2 tháng thì thức ăn to hơn. Sau 2 tháng nữa lại tăng độ thô. Cứ thế tăng dần. Nếu mẹ cho con ăn cháo xay nhiều quá bé sẽ chỉ tiếp nhận được mỗi cháo mà không nạp được dinh dưỡng đa dạng cho cơ thể.
Trên 1 tuổi. Cho bé tập ăn 3 bữa chính (sáng, trưa, chiều) cùng gia đình và 3 bữa ăn phụ giữa các bữa chính và trước khi đi ngủ. Giai đoạn này, mẹ nên tập cho bé dùng thìa để bé có thể tự xúc phần ăn của mình. Như vậy là mẹ sẽ tiết kiệm được thời gian nấu nướng vì bé đã được ngồi cùng mâm với gia đình.
Cho bé ăn tất cả các loại rau. Mỗi loại rau chứa một dưỡng chất khác nhau, vì vậy cách tốt nhất để nạp đủ dinh dưỡng và chống bé lười ăn rau là cho con ăn tất cả các loại rau ngay từ lúc ăn dặm. Chỉ cần mẹ chịu khó tìm hiểu, loại rau nào ăn nhiều hay ít, kết hợp với loại thực phẩm nào sẽ cho ra một sản phẩm dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho con.