Tập ăn dặm. Sáu tháng là khoảng thời gian các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh nên tập cho bé làm quen với các thức ăn ngoài sữa mẹ. Thường chúng ta bắt đầu dùng bột ngũ cốc trộn với sữa mẹ hay sữa bột. Trước khi cho bé làm quen thức ăn nhuyễn, bạn cần xem bé có thể ngồi vững chưa, để bạn chọn tư thế cho ăn phù hợp và thoải mái với bé.
Bé vẫn cần sữa mẹ hoặc sữa bột. Các bậc cha mẹ nên nhớ, tuy đã ăn dặm, nhưng đây chỉ là phần ăn thêm vào chế độ ăn của bé, không phải là nguồn dinh dưỡng thay thế cho sữa mẹ và hay sữa bột. Bạn đang giới thiệu thức ăn nhuyễn để bé làm quen chứ không phải hoàn toàn thay đổi chế độ ăn của bé. Vì sao bé nên làm quen với bột ngũ cốc? Với một loại ngũ cốc đơn như bột gạo, chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết các yếu tố gây dị ứng của thức ăn hơn là món ngũ cốc được làm từ nhiều loại ngũ cốc trộn lại. Bạn cũng nên trộn bột gạo với sữa mẹ hoặc sữa bột để thức ăn này loãng hơn cho đến khi nào em bé quen với khẩu phần ăn mới. Tập cho bé làm quen với muỗng. Được ăn bằng muỗng là điều mới mẻ với bé. Trước đó, bé chỉ có một chế độ ăn với chất lỏng, vì thế, bé cần luyện tập để làm quen với muỗng và cảm nhận thức ăn đặc nhuyễn trong miệng. Do đó, bạn đừng mong đợi bé sẽ ăn hết phần thức ăn. Có lẽ một hay hai muỗng thức ăn là đủ khi bạn bắt đầu tập cho bé thay vì cố gắng cho bé ăn hết một lượng nhất định. Bạn hãy tập trung vào việc giúp bé thích nghi dần dần với chúng.
Trái cây, rau củ, ngũ cốc, thậm chí là thịt xay nhuyễn có thể là thực đơn dành cho bé một tuổi. Lần đầu, bạn nên giới thiệu thức ăn cho bé, để xem phản ứng của bé. Nếu bé không ăn, bạn có thể thử lại lần khác. Hãy cho bác sĩ nhi biết các phản ứng dị ứng với thức ăn của bé. Khi bé chuyển qua giai đoạn ăn cháo (khoảng 8-9 tháng), cách chế biến thức ăn tốt nhất với bé là làm mềm thức ăn bằng cách nấu chín rồi xay nhuyễn chúng. Dùng muỗng nhỏ để bón thức ăn để bé nuốt dễ dàng hơn, cũng như tập làm quen với món mới.
Hãy dừng lại khi bé từ chối ăn. Bạn hãy quan sát khi bé đang ăn. Bé sẽ cho bạn biết khi nào bé không ăn nữa. Ví dụ như bé đẩy muỗng ra, lắc đầu về hướng khác, ngậm chặt môi, phèo ra bất cứ thứ gì bạn cho vào miệng bé, hoặc là bé khóc. Đừng ép bé phải ăn nhiều hơn bé muốn. Bé chỉ ăn khi nào thấy đói. Làm như vậy sẽ giúp bé tránh thói quen ăn nhiều quá mức hoặc chán ăn. Để bé tự ăn. Khi trẻ lớn hơn, chúng sẽ cố gắng tự mình ăn. Lúc ăn, toàn cơ thể bé sẽ cử động, vì thế, thức ăn sẽ dính vào mắt, tay, tóc, quần áo hay khay đựng thức ăn. Bạn đừng quá lo lắng về vấn đề này. Hãy đặt tấm thảm dưới chỗ ngồi của bé để hứng thức ăn rơi vãi và bạn nên kiên nhẫn. Giai đoạn vụng về này sẽ không kéo dài quá lâu. Cho bé ăn bánh mềm. Khoảng 9 tháng tuổi hoặc hơn, bé sẽ có khả năng bốc những mẩu thức ăn mềm nhỏ để ăn. Đồng thời, bạn cũng cần đút bé ăn trong một khoảng thời gian và tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hay sữa bột. Các món ăn mềm và nhỏ phù hợp với bé là bánh chuối, bánh cà rốt, ngũ cốc, phô mai mềm hay trứng khuấy. Tránh cho bé ăn các thức ăn như: kẹo, rau sống, snack, phô mai cứng.
Cho bé làm quen với trái cây. Cũng như người lớn, trái cây rất cần thiết cho sự phát triển, giúp tăng sức đề kháng của bé. Tuy nhiên, bạn nên chọn loại mềm, nhiều dưỡng chất như cam, xoài, chuối, dưa hấu… Bạn có thể cho bé làm quen một lượng nhỏ rồi tăng dần theo độ tuổi, nhu cầu của bé. Có thể nạo hoa quả bằng muỗng cho bé ăn hoặc ép, xay sinh tố và cho bé tự ăn (dưới sự giám sát của người lớn) khi khả năng nhai, nuốt của bé tốt. Tránh dùng sữa tươi và mật ong. Các bác sĩ nhi khuyến cáo hãy đợi sau khi bé tròn một tuổi mới cho bé dùng sữa bò tươi bởi một số bé có thể bị khó tiêu. Cũng như không cho bé nhỏ hơn một tuổi dùng mật ong (cho tới lúc bé trên 2 tuổi) vì hệ tiêu hóa của bé đang trong giai đoạn phát triển, khả năng miễn dịch còn yếu, có thể bị nhiễm khuẩn từ mật ong.
Tập ăn dặm. Sáu tháng là khoảng thời gian các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh nên tập cho bé làm quen với các thức ăn ngoài sữa mẹ. Thường chúng ta bắt đầu dùng bột ngũ cốc trộn với sữa mẹ hay sữa bột. Trước khi cho bé làm quen thức ăn nhuyễn, bạn cần xem bé có thể ngồi vững chưa, để bạn chọn tư thế cho ăn phù hợp và thoải mái với bé.
Bé vẫn cần sữa mẹ hoặc sữa bột. Các bậc cha mẹ nên nhớ, tuy đã ăn dặm, nhưng đây chỉ là phần ăn thêm vào chế độ ăn của bé, không phải là nguồn dinh dưỡng thay thế cho sữa mẹ và hay sữa bột. Bạn đang giới thiệu thức ăn nhuyễn để bé làm quen chứ không phải hoàn toàn thay đổi chế độ ăn của bé.
Vì sao bé nên làm quen với bột ngũ cốc? Với một loại ngũ cốc đơn như bột gạo, chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết các yếu tố gây dị ứng của thức ăn hơn là món ngũ cốc được làm từ nhiều loại ngũ cốc trộn lại. Bạn cũng nên trộn bột gạo với sữa mẹ hoặc sữa bột để thức ăn này loãng hơn cho đến khi nào em bé quen với khẩu phần ăn mới.
Tập cho bé làm quen với muỗng. Được ăn bằng muỗng là điều mới mẻ với bé. Trước đó, bé chỉ có một chế độ ăn với chất lỏng, vì thế, bé cần luyện tập để làm quen với muỗng và cảm nhận thức ăn đặc nhuyễn trong miệng. Do đó, bạn đừng mong đợi bé sẽ ăn hết phần thức ăn. Có lẽ một hay hai muỗng thức ăn là đủ khi bạn bắt đầu tập cho bé thay vì cố gắng cho bé ăn hết một lượng nhất định. Bạn hãy tập trung vào việc giúp bé thích nghi dần dần với chúng.
Trái cây, rau củ, ngũ cốc, thậm chí là thịt xay nhuyễn có thể là thực đơn dành cho bé một tuổi. Lần đầu, bạn nên giới thiệu thức ăn cho bé, để xem phản ứng của bé. Nếu bé không ăn, bạn có thể thử lại lần khác. Hãy cho bác sĩ nhi biết các phản ứng dị ứng với thức ăn của bé.
Khi bé chuyển qua giai đoạn ăn cháo (khoảng 8-9 tháng), cách chế biến thức ăn tốt nhất với bé là làm mềm thức ăn bằng cách nấu chín rồi xay nhuyễn chúng. Dùng muỗng nhỏ để bón thức ăn để bé nuốt dễ dàng hơn, cũng như tập làm quen với món mới.
Hãy dừng lại khi bé từ chối ăn. Bạn hãy quan sát khi bé đang ăn. Bé sẽ cho bạn biết khi nào bé không ăn nữa. Ví dụ như bé đẩy muỗng ra, lắc đầu về hướng khác, ngậm chặt môi, phèo ra bất cứ thứ gì bạn cho vào miệng bé, hoặc là bé khóc. Đừng ép bé phải ăn nhiều hơn bé muốn. Bé chỉ ăn khi nào thấy đói. Làm như vậy sẽ giúp bé tránh thói quen ăn nhiều quá mức hoặc chán ăn.
Để bé tự ăn. Khi trẻ lớn hơn, chúng sẽ cố gắng tự mình ăn. Lúc ăn, toàn cơ thể bé sẽ cử động, vì thế, thức ăn sẽ dính vào mắt, tay, tóc, quần áo hay khay đựng thức ăn. Bạn đừng quá lo lắng về vấn đề này. Hãy đặt tấm thảm dưới chỗ ngồi của bé để hứng thức ăn rơi vãi và bạn nên kiên nhẫn. Giai đoạn vụng về này sẽ không kéo dài quá lâu.
Cho bé ăn bánh mềm. Khoảng 9 tháng tuổi hoặc hơn, bé sẽ có khả năng bốc những mẩu thức ăn mềm nhỏ để ăn. Đồng thời, bạn cũng cần đút bé ăn trong một khoảng thời gian và tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hay sữa bột. Các món ăn mềm và nhỏ phù hợp với bé là bánh chuối, bánh cà rốt, ngũ cốc, phô mai mềm hay trứng khuấy. Tránh cho bé ăn các thức ăn như: kẹo, rau sống, snack, phô mai cứng.
Cho bé làm quen với trái cây. Cũng như người lớn, trái cây rất cần thiết cho sự phát triển, giúp tăng sức đề kháng của bé. Tuy nhiên, bạn nên chọn loại mềm, nhiều dưỡng chất như cam, xoài, chuối, dưa hấu… Bạn có thể cho bé làm quen một lượng nhỏ rồi tăng dần theo độ tuổi, nhu cầu của bé. Có thể nạo hoa quả bằng muỗng cho bé ăn hoặc ép, xay sinh tố và cho bé tự ăn (dưới sự giám sát của người lớn) khi khả năng nhai, nuốt của bé tốt.
Tránh dùng sữa tươi và mật ong. Các bác sĩ nhi khuyến cáo hãy đợi sau khi bé tròn một tuổi mới cho bé dùng sữa bò tươi bởi một số bé có thể bị khó tiêu. Cũng như không cho bé nhỏ hơn một tuổi dùng mật ong (cho tới lúc bé trên 2 tuổi) vì hệ tiêu hóa của bé đang trong giai đoạn phát triển, khả năng miễn dịch còn yếu, có thể bị nhiễm khuẩn từ mật ong.