Các loại hạt, như quả óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều, hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ cười, hạt thông… được coi là thực phẩm gây dị ứng cho trẻ. Theo nghiên cứu, có khoảng 9% trẻ em bị dị ứng với loại thực phẩm này. Trẻ bị dị ứng các loại hạt cây thường có các triệu chứng như nổi mẩn quanh miệng hoặc toàn thân, đau bụng, nôn. Nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.Mật ong. Phần lớn các bà, các mẹ ngày xưa khi nuôi con đều cho rằng mật ong rất an toàn cho trẻ nhỏ. Nhưng mật ong chứa bào tử vi khuẩn clostridium botulinum là 5%. Con số này rất nhỏ, do đó trường hợp ngộ độc mật ong ít xảy ra nhưng các mẹ cũng nên phòng ngừa cần thiết.Người lớn nuốt phải bào tử clostridium botulinum hầu như không bao giờ bị bệnh bởi hệ tiêu hoá của họ đã trưởng thành nhưng trẻ dưới 12 tháng tuổi, hệ tiêu hoá còn chưa đủ các vi khuẩn hữu ích để tiêu diệt bào tử vì vậy mà mẹ hết sức chú ý không cho con ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng này.Đậu nành. Trung bình khoảng 0,3% trẻ em mắc phải chứng dị ứng đậu nành. May mắn, hiện tượng dị ứng với đậu nành là nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến trẻ. Các triệu chứng dị ứng đậu nành gồm ngứa ran trong miệng, phát ban, ngứa, sưng tấy, thở khò khè, chảy nước mũi hoặc khó thở. Đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn cũng rất phổ biến.Các nhà nghiên cứu xác định ít nhất có 15 chất gây dị ứng trong protein đậu nành. Trong khi hầu hết các loại dị ứng ở trẻ em sẽ biến mất sau tuổi lên 3, nhưng dị ứng đậu nành lại thường xuất hiện ở tuổi lên 7 và có thể tồn tại đến tuổi trưởng thành.Sữa bò. Dị ứng sữa bò là một dạng dị ứng thường gặp nhất ở trẻ em. Khoảng 2-7% các bé dưới 1 tuổi đều bị dị ứng với sữa bò. dưới 12 tháng tuổi, bộ máy tiêu hóa của trẻ vẫn chưa thể chuyển hóa được các loại protein phức tạp trong sữa bò tươi. Khi đó chúng không chỉ gây quá tải cho dạ dày và thận của bé, mà nhiều nghiên cứu còn cho thấy nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.Dị ứng sữa bò thường gây ban đỏ, nổi mề đay, viêm da, chàm, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, hoặc khó thở, hen ngay trong giờ đầu sau khi sử dụng. Trường hợp dị ứng nặng có thể gây sốc phản vệ, nguy cơ tử vong cao.Một số loại cá. Dị ứng cá có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng, bao gồm cả sốc phản vệ. Dị ứng cá thường gây biểu hiện ngoài da và tiêu hóa, xuất hiện ngay sau khi ăn. Những người phản ứng với một loại cá thường cũng dị ứng với các loài cá khác.Cá hồi, cá ngừ và cá bơn là một trong những loại cá dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ. Nếu gia đình có người dị ứng hải sản thì cũng nên để bé trên 2 tuổi mới cho con ăn các loại cá.Hoa quả chua. Rất ít người biết rằng, các loại quả chua lại là một trong những nguyên nhân gây nên dị ứng cho trẻ như dâu tây, ổi, cà chua... bởi chúng có chứa hàm lượng axit cao dễ bào thành dạ dày còn chưa hoàn thiện ở trẻ.Do đó, sau khi ăn loại trái cây, củ quả này trẻ có biểu hiện mẩn đỏ quanh miệng, mẹ cần đặc biệt lưu ý kiểm tra xem có phải trẻ bị dị ứng hay không. Các chuyên gia khuyên rằng trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn đồ chua.
Các loại hạt, như quả óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều, hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ cười, hạt thông… được coi là thực phẩm gây dị ứng cho trẻ. Theo nghiên cứu, có khoảng 9% trẻ em bị dị ứng với loại thực phẩm này. Trẻ bị dị ứng các loại hạt cây thường có các triệu chứng như nổi mẩn quanh miệng hoặc toàn thân, đau bụng, nôn. Nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Mật ong. Phần lớn các bà, các mẹ ngày xưa khi nuôi con đều cho rằng mật ong rất an toàn cho trẻ nhỏ. Nhưng mật ong chứa bào tử vi khuẩn clostridium botulinum là 5%. Con số này rất nhỏ, do đó trường hợp ngộ độc mật ong ít xảy ra nhưng các mẹ cũng nên phòng ngừa cần thiết.
Người lớn nuốt phải bào tử clostridium botulinum hầu như không bao giờ bị bệnh bởi hệ tiêu hoá của họ đã trưởng thành nhưng trẻ dưới 12 tháng tuổi, hệ tiêu hoá còn chưa đủ các vi khuẩn hữu ích để tiêu diệt bào tử vì vậy mà mẹ hết sức chú ý không cho con ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng này.
Đậu nành. Trung bình khoảng 0,3% trẻ em mắc phải chứng dị ứng đậu nành. May mắn, hiện tượng dị ứng với đậu nành là nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến trẻ. Các triệu chứng dị ứng đậu nành gồm ngứa ran trong miệng, phát ban, ngứa, sưng tấy, thở khò khè, chảy nước mũi hoặc khó thở. Đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn cũng rất phổ biến.
Các nhà nghiên cứu xác định ít nhất có 15 chất gây dị ứng trong protein đậu nành. Trong khi hầu hết các loại dị ứng ở trẻ em sẽ biến mất sau tuổi lên 3, nhưng dị ứng đậu nành lại thường xuất hiện ở tuổi lên 7 và có thể tồn tại đến tuổi trưởng thành.
Sữa bò. Dị ứng sữa bò là một dạng dị ứng thường gặp nhất ở trẻ em. Khoảng 2-7% các bé dưới 1 tuổi đều bị dị ứng với sữa bò. dưới 12 tháng tuổi, bộ máy tiêu hóa của trẻ vẫn chưa thể chuyển hóa được các loại protein phức tạp trong sữa bò tươi. Khi đó chúng không chỉ gây quá tải cho dạ dày và thận của bé, mà nhiều nghiên cứu còn cho thấy nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Dị ứng sữa bò thường gây ban đỏ, nổi mề đay, viêm da, chàm, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, hoặc khó thở, hen ngay trong giờ đầu sau khi sử dụng. Trường hợp dị ứng nặng có thể gây sốc phản vệ, nguy cơ tử vong cao.
Một số loại cá. Dị ứng cá có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng, bao gồm cả sốc phản vệ. Dị ứng cá thường gây biểu hiện ngoài da và tiêu hóa, xuất hiện ngay sau khi ăn. Những người phản ứng với một loại cá thường cũng dị ứng với các loài cá khác.
Cá hồi, cá ngừ và cá bơn là một trong những loại cá dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ. Nếu gia đình có người dị ứng hải sản thì cũng nên để bé trên 2 tuổi mới cho con ăn các loại cá.
Hoa quả chua. Rất ít người biết rằng, các loại quả chua lại là một trong những nguyên nhân gây nên dị ứng cho trẻ như dâu tây, ổi, cà chua... bởi chúng có chứa hàm lượng axit cao dễ bào thành dạ dày còn chưa hoàn thiện ở trẻ.
Do đó, sau khi ăn loại trái cây, củ quả này trẻ có biểu hiện mẩn đỏ quanh miệng, mẹ cần đặc biệt lưu ý kiểm tra xem có phải trẻ bị dị ứng hay không. Các chuyên gia khuyên rằng trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn đồ chua.