Một trong 12 điều đại kỵ khi chăm sóc trẻ đó là cho bé vừa sinh ra ngoài tùy tiện. Trong trường hợp bắt buộc phải đi, để tránh tà ma ám ảnh, người ta bôi nhọ nồi lên trán đứa bé, hoặc cầm dao bảo vệ đứa trẻ. Gặp người lạ dữ vía làm cho đứa trẻ khóc, người ta đốt vía khi người lạ đi khỏi.Trẻ cứ đêm đến là khóc, gọi là khóc dạ đề. Muốn chữa khỏi, phải mượn hàng xóm lấy chiếc cọc chuồng lợn ném xuống gầm giường.Trẻ ngủ lì không dậy, xin vài cái tóc mai của người khác họ phảy vào miệng đứa trẻ cho nó tỉnh.Trẻ nấc, lấy ngọn lá trầu không dán vào trán cho khỏi.Khách đến thăm trẻ, không được khen bé đẹp, mập hay nặng cân. Khen như vậy bị coi là quở, làm cho trẻ suy sút, đau ốm.Không đưa con qua cửa sổ cho người khách bồng bế. Sợ sau lớn lên nó sẽ làm nghề trộm cắp.Nếu trẻ khóc liên miên và dữ dội, người xưa cho là đau bão, phải mượn người nhổ bão trên đầu người mẹ của trẻ, khi đang ôm con ép vào bụng. Tức là giật những sợi tóc quấn lại với nhau thành từng mớ trên đầu người mẹ.Mỗi khi con hắt hơi thì chúc “sống lâu trăm tuổi” để cầu phúc cho con sống khỏe mạnh, chóng lớn.Con lớn chậm, yếu ớt, thì bế nó chui qua áo quan người già bậc thượng thọ lúc đưa đám.Không nên cho trẻ soi gương: Một số người nói bé sẽ sợ, hoảng loạn và tối ngủ không ngon giấc nếu soi gương.Bên trong phòng của trẻ sơ sinh tuyệt đối không được treo, đặt các bức tranh có hình tượng quái dị hung ác, nếu bé tự ý treo cần phân tích cho bé hiểu vả bỏ đi. Khi phạm điều này thì tính cách em bé trở nên quái dị nóng nảy và hung ác.Trong phòng ngủ không treo chuông hoặc phong linh, chủ thần kinh suy nhược.
Một trong 12 điều đại kỵ khi chăm sóc trẻ đó là cho bé vừa sinh ra ngoài tùy tiện. Trong trường hợp bắt buộc phải đi, để tránh tà ma ám ảnh, người ta bôi nhọ nồi lên trán đứa bé, hoặc cầm dao bảo vệ đứa trẻ. Gặp người lạ dữ vía làm cho đứa trẻ khóc, người ta đốt vía khi người lạ đi khỏi.
Trẻ cứ đêm đến là khóc, gọi là khóc dạ đề. Muốn chữa khỏi, phải mượn hàng xóm lấy chiếc cọc chuồng lợn ném xuống gầm giường.
Trẻ ngủ lì không dậy, xin vài cái tóc mai của người khác họ phảy vào miệng đứa trẻ cho nó tỉnh.
Trẻ nấc, lấy ngọn lá trầu không dán vào trán cho khỏi.
Khách đến thăm trẻ, không được khen bé đẹp, mập hay nặng cân. Khen như vậy bị coi là quở, làm cho trẻ suy sút, đau ốm.
Không đưa con qua cửa sổ cho người khách bồng bế. Sợ sau lớn lên nó sẽ làm nghề trộm cắp.
Nếu trẻ khóc liên miên và dữ dội, người xưa cho là đau bão, phải mượn người nhổ bão trên đầu người mẹ của trẻ, khi đang ôm con ép vào bụng. Tức là giật những sợi tóc quấn lại với nhau thành từng mớ trên đầu người mẹ.
Mỗi khi con hắt hơi thì chúc “sống lâu trăm tuổi” để cầu phúc cho con sống khỏe mạnh, chóng lớn.
Con lớn chậm, yếu ớt, thì bế nó chui qua áo quan người già bậc thượng thọ lúc đưa đám.
Không nên cho trẻ soi gương: Một số người nói bé sẽ sợ, hoảng loạn và tối ngủ không ngon giấc nếu soi gương.
Bên trong phòng của trẻ sơ sinh tuyệt đối không được treo, đặt các bức tranh có hình tượng quái dị hung ác, nếu bé tự ý treo cần phân tích cho bé hiểu vả bỏ đi. Khi phạm điều này thì tính cách em bé trở nên quái dị nóng nảy và hung ác.
Trong phòng ngủ không treo chuông hoặc phong linh, chủ thần kinh suy nhược.