Thiếu ngủ. Đứa trẻ hay quấy khóc, biếng ăn, không chịu ngủ khiến các hoạt động của người phụ nữ cũng phải thay đổi. Phải chăm sóc con vất vả cộng với việc thiếu ngủ trầm trọng dễ khiến người phụ nữ rơi vào tình trạng căng thẳng, ức chế và trầm cảm. Tác động của sự thay đổi nội tiết. Sau khi sinh, việc giảm đột ngột lượng estrogen và progestrogen góp phần khiến hormone tuyến giáp thay đổi nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi . Bên cạnh đó, sự thay đổi thể tích máu, huyết áp giảm, sự chuyển hóa trong cơ thể dẫn đến sự thay đổi cảm xúc và dẫn đến chứng trầm cảm. Lý do kinh tế. Kinh tế khó khăn, áp lực phải có được tiền để nuôi con cũng chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho người phụ nữ bị chứng trầm cảm.Mâu thuẫn gia đình. Một vài mâu thuẫn gia đình không được giải quyết triệt để gây ra áp lực, sự mất cân bằng sinh lý đối với phụ nữ và điều này dễ dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh. Thiếu chất dinh dưỡng. Do sau khi sinh phải dành nhiều thời gian chăm sóc con ,nên nhiều chị em phụ nữ không có thời gian chăm sóc bản thân, ăn không đủ chất dinh dưỡng , đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tình trang bực bội , căng thẳng xuất hiện. Lo lắng. Nhiều trường hợp người mẹ sinh ra đứa con do không có sự chuẩn bị chu đáo, tất cả những lo lắng về việc chăm sóc con khiến người phụ nữ bị áp lực nặng nề. Tình trạng này kéo dài khiến người phụ nữ mắc phải chứng trầm cảm. Một số trường hợp khác, nhiều bà mẹ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ, lo lắng về khả năng chăm sóc bé. Từ đó cảm thấy mất hứng thú sống và mất kiểm soát cuộc sống bản thân. Yếu tố di truyền. Nếu gia đình trước đó đã có người bị trầm cảm , thì nguy cơ bị trầm cảm sau khi của phụ nữa cũng rất cao. Áp lực gia đình. Vấn đề về giới tính của đứa trẻ của chính là một trong những nguyên nhân khiến người phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Do phải chịu áp lực của gia đình chồng về chuyện sinh con trai nên khi nhìn thấy đứa con mình sinh ra có giới tính không mong muốn, người phụ nữ dễ có tâm lý chán nản, buồn bã… Không có ai để tâm sự, thay đổi sự quan tâm của mọi người xung quanh (mọi người chỉ quan tâm đến bé mà ít hỏi han tới mẹ). Đối với người chồng, cũng có thể mắc trầm cảm sau sinh khi mà người vợ vì chăm lo cho đứa trẻ mà ít quan tâm đến mình, dẫn tới sự cô đơn và trầm cảm. Phụ nữ thành thị dễ bị trầm cảm sau sinh. Ở thành phố thì sự giao tiếp, hỗ trợ nhau, tinh thần cộng đồng giảm sút. Một phụ nữ mới làm mẹ dễ bị cô đơn và khó thích nghi nếu cô ấy không có người nào xung quanh để trấn an, không có người hỗ trợ chăm con và phải sống xa gia đình. Họ lại rất dễ bị buồn, lo lắng và hoài nghi về khả năng chăm sóc trẻ sơ sinh của mình.
Thiếu ngủ. Đứa trẻ hay quấy khóc, biếng ăn, không chịu ngủ khiến các hoạt động của người phụ nữ cũng phải thay đổi. Phải chăm sóc con vất vả cộng với việc thiếu ngủ trầm trọng dễ khiến người phụ nữ rơi vào tình trạng căng thẳng, ức chế và trầm cảm.
Tác động của sự thay đổi nội tiết. Sau khi sinh, việc giảm đột ngột lượng estrogen và progestrogen góp phần khiến hormone tuyến giáp thay đổi nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi . Bên cạnh đó, sự thay đổi thể tích máu, huyết áp giảm, sự chuyển hóa trong cơ thể dẫn đến sự thay đổi cảm xúc và dẫn đến chứng trầm cảm.
Lý do kinh tế. Kinh tế khó khăn, áp lực phải có được tiền để nuôi con cũng chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho người phụ nữ bị chứng trầm cảm.
Mâu thuẫn gia đình. Một vài mâu thuẫn gia đình không được giải quyết triệt để gây ra áp lực, sự mất cân bằng sinh lý đối với phụ nữ và điều này dễ dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh.
Thiếu chất dinh dưỡng. Do sau khi sinh phải dành nhiều thời gian chăm sóc con ,nên nhiều chị em phụ nữ không có thời gian chăm sóc bản thân, ăn không đủ chất dinh dưỡng , đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tình trang bực bội , căng thẳng xuất hiện.
Lo lắng. Nhiều trường hợp người mẹ sinh ra đứa con do không có sự chuẩn bị chu đáo, tất cả những lo lắng về việc chăm sóc con khiến người phụ nữ bị áp lực nặng nề. Tình trạng này kéo dài khiến người phụ nữ mắc phải chứng trầm cảm.
Một số trường hợp khác, nhiều bà mẹ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ, lo lắng về khả năng chăm sóc bé. Từ đó cảm thấy mất hứng thú sống và mất kiểm soát cuộc sống bản thân.
Yếu tố di truyền. Nếu gia đình trước đó đã có người bị trầm cảm , thì nguy cơ bị trầm cảm sau khi của phụ nữa cũng rất cao.
Áp lực gia đình. Vấn đề về giới tính của đứa trẻ của chính là một trong những nguyên nhân khiến người phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Do phải chịu áp lực của gia đình chồng về chuyện sinh con trai nên khi nhìn thấy đứa con mình sinh ra có giới tính không mong muốn, người phụ nữ dễ có tâm lý chán nản, buồn bã…
Không có ai để tâm sự, thay đổi sự quan tâm của mọi người xung quanh (mọi người chỉ quan tâm đến bé mà ít hỏi han tới mẹ). Đối với người chồng, cũng có thể mắc trầm cảm sau sinh khi mà người vợ vì chăm lo cho đứa trẻ mà ít quan tâm đến mình, dẫn tới sự cô đơn và trầm cảm.
Phụ nữ thành thị dễ bị trầm cảm sau sinh. Ở thành phố thì sự giao tiếp, hỗ trợ nhau, tinh thần cộng đồng giảm sút. Một phụ nữ mới làm mẹ dễ bị cô đơn và khó thích nghi nếu cô ấy không có người nào xung quanh để trấn an, không có người hỗ trợ chăm con và phải sống xa gia đình. Họ lại rất dễ bị buồn, lo lắng và hoài nghi về khả năng chăm sóc trẻ sơ sinh của mình.