Aspirin: Có nhiều tác dụng phụ liên quan đến dạ dày, chẳng hạn như gây đau hay gây xuất huyết tiêu hóa ở cơ quan này. Với trẻ em, aspirin có thể gây hội chứng Reye - một biến chứng rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, không bao giờ được dùng aspirin cho trẻ. Bạn phải chắc chắn rằng các loại thuốc chuẩn bị cho con mình không chứa aspirin (bằng cách đọc kỹ thành phần). Thuốc chống nôn: Việc dùng loại thuốc này không đúng liều có thể làm trẻ bị ngộ độc. Vì vậy, chỉ được dùng thuốc chống nôn khi có chỉ định của bác sĩ. Không nên quá lo lắng về tình trạng nôn của trẻ vì thông thường trẻ chỉ nôn vài lần rồi ngưng. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện mất nước và điện giải thì phải đưa đi khám bác sĩ ngay. Thuốc chống ho và thuốc cảm. Tháng 10/2007 Cục quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ cho biết không nên dùng những loại thuốc chống ho và thuốc cảm cho bé dưới 6 tuổi. Mặc dù rất ít và chưa có nghiên cứu nào đưa ra chính xác hậu quả của loại thuốc này đối với trẻ nhưng nó cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, đặc biệt nếu dùng quá liều thì rất nguy hiểm. Nếu con bạn dưới 6 tuổi mà bị cảm lạnh thì cần đến bác sĩ và dùng cách khác thay vì dùng loại thuốc trên. Thuốc tăng trưởng. Chỉ với một lượng nhỏ thuốc tăng trưởng (dùng để kích thích lớn nhanh) sẽ là rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Nếu nhãn thuốc không chỉ dẫn liều lượng dùng cho trẻ thì tốt nhất bạn không nên cho trẻ uống. Thuốc được kê cho trẻ khác hay chứng bệnh khác: Rất nhiều bà mẹ trong lúc bối rối vì con ốm đã dễ dàng nghe theo lời khuyên của bạn bè, dùng lại đơn thuốc trước đó của con bạn nếu 2 đứa trẻ có một số triệu chứng na ná nhau. Điều này chẳng những không mang lại hiệu quả điều trị mà còn có thể gây nguy hiểm. Vì vậy, chỉ nên cho trẻ dùng thuốc theo đơn mà bác sĩ chỉ định cho chính con bạn. Cũng không nên vì thấy đơn thuốc có hiệu quả mà dùng lại cho lần sau, vì chưa chắc lần sau con bạn sẽ bị bệnh với mức độ tương tự lần trước. Thuốc kết hợp nhiều hoạt chất: Một số loại thuốc kết hợp nhiều hoạt chất khác nhau, trong đó có những thành phần không phù hợp với trẻ. Ví dụ, các loại thuốc cảm kết hợp paracetamol với codein hay thuốc kháng viêm không steroide nhằm tăng cường tác dụng giảm đau. Do đó, nếu không am hiểu lắm thì cách tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ và dược sĩ về những loại thuốc bạn đang định dùng cho trẻ. Thuốc acetaminophen. Một số loại thuốc có chứa acetaminophen để giúp điều trị cơn sốt và đau dễ dàng nhưng hãy cẩn thận và không tự ý cho bé uống acetaminophen. Nếu bạn không chắc chắn về thành phần có trong một loại thuốc nào đó có chứa acetaminophen hoặc ibuprofen hay không, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn. Thuốc dạng viên uống hay viên nhai: Các thuốc dạng này có thể gây nguy hiểm cho trẻ vì chúng dễ lọt vào đường thở. Thuốc dành cho người lớn. Cho bé uống liều nhỏ thuốc dành cho người lớn cũng rất nguy hiểm. Hơn nữa hãy cẩn thận với lượng thuốc bạn cho con uống. Nếu nhãn thuốc không chỉ rõ liều lượng thích hợp cho trọng lượng và tuổi của con bạn thì không nên cho bé uống thuốc đó.Thuốc xi-rô. Những dạng thuốc xi-rô có thể ra nôn mửa và được sử dụng để phòng ngừa ngộ độc. Các bác sĩ khuyên bạn không nên sử dụng xi-rô ipecac cho các bé uống vì không có bằng chứng cho thấy thuốc chống nôn lại giúp điều trị ngộ độc. Bất kì loại thuốc nào đã hết hạn. Hãy bỏ đi các loại thuốc (kể cả loại tự mua hay thuốc kê đơn của bác sĩ) ngay khi chúng hết hạn sử dụng. Kể cả khi thuốc còn hạn nhưng đã bị biến màu (không còn màu sắc như ban đầu khi mua) hoặc dễ vỡ vụn khi chạm vào đều phải bỏ đi. Dùng thuốc quá hạn hay còn nhưng do để lâu không biết bảo quản đều không còn tác dụng của thuốc, thậm chí còn gây hại cho cơ thể. Đặc biệt trẻ nhỏ có thể không biết và lấy chúng để ăn, đồng thời không vứt thuốc vào trong nhà vệ sinh sẽ làm bẩn nguồn nước xung quanh và nơi cung cấp nước uống cho gia đình bạn.
Aspirin: Có nhiều tác dụng phụ liên quan đến dạ dày, chẳng hạn như gây đau hay gây xuất huyết tiêu hóa ở cơ quan này. Với trẻ em, aspirin có thể gây hội chứng Reye - một biến chứng rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, không bao giờ được dùng aspirin cho trẻ. Bạn phải chắc chắn rằng các loại thuốc chuẩn bị cho con mình không chứa aspirin (bằng cách đọc kỹ thành phần).
Thuốc chống nôn: Việc dùng loại thuốc này không đúng liều có thể làm trẻ bị ngộ độc. Vì vậy, chỉ được dùng thuốc chống nôn khi có chỉ định của bác sĩ. Không nên quá lo lắng về tình trạng nôn của trẻ vì thông thường trẻ chỉ nôn vài lần rồi ngưng. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện mất nước và điện giải thì phải đưa đi khám bác sĩ ngay.
Thuốc chống ho và thuốc cảm. Tháng 10/2007 Cục quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ cho biết không nên dùng những loại thuốc chống ho và thuốc cảm cho bé dưới 6 tuổi. Mặc dù rất ít và chưa có nghiên cứu nào đưa ra chính xác hậu quả của loại thuốc này đối với trẻ nhưng nó cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, đặc biệt nếu dùng quá liều thì rất nguy hiểm. Nếu con bạn dưới 6 tuổi mà bị cảm lạnh thì cần đến bác sĩ và dùng cách khác thay vì dùng loại thuốc trên.
Thuốc tăng trưởng. Chỉ với một lượng nhỏ thuốc tăng trưởng (dùng để kích thích lớn nhanh) sẽ là rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Nếu nhãn thuốc không chỉ dẫn liều lượng dùng cho trẻ thì tốt nhất bạn không nên cho trẻ uống.
Thuốc được kê cho trẻ khác hay chứng bệnh khác: Rất nhiều bà mẹ trong lúc bối rối vì con ốm đã dễ dàng nghe theo lời khuyên của bạn bè, dùng lại đơn thuốc trước đó của con bạn nếu 2 đứa trẻ có một số triệu chứng na ná nhau. Điều này chẳng những không mang lại hiệu quả điều trị mà còn có thể gây nguy hiểm. Vì vậy, chỉ nên cho trẻ dùng thuốc theo đơn mà bác sĩ chỉ định cho chính con bạn. Cũng không nên vì thấy đơn thuốc có hiệu quả mà dùng lại cho lần sau, vì chưa chắc lần sau con bạn sẽ bị bệnh với mức độ tương tự lần trước.
Thuốc kết hợp nhiều hoạt chất: Một số loại thuốc kết hợp nhiều hoạt chất khác nhau, trong đó có những thành phần không phù hợp với trẻ. Ví dụ, các loại thuốc cảm kết hợp paracetamol với codein hay thuốc kháng viêm không steroide nhằm tăng cường tác dụng giảm đau. Do đó, nếu không am hiểu lắm thì cách tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ và dược sĩ về những loại thuốc bạn đang định dùng cho trẻ.
Thuốc acetaminophen. Một số loại thuốc có chứa acetaminophen để giúp điều trị cơn sốt và đau dễ dàng nhưng hãy cẩn thận và không tự ý cho bé uống acetaminophen. Nếu bạn không chắc chắn về thành phần có trong một loại thuốc nào đó có chứa acetaminophen hoặc ibuprofen hay không, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn.
Thuốc dạng viên uống hay viên nhai: Các thuốc dạng này có thể gây nguy hiểm cho trẻ vì chúng dễ lọt vào đường thở.
Thuốc dành cho người lớn. Cho bé uống liều nhỏ thuốc dành cho người lớn cũng rất nguy hiểm. Hơn nữa hãy cẩn thận với lượng thuốc bạn cho con uống. Nếu nhãn thuốc không chỉ rõ liều lượng thích hợp cho trọng lượng và tuổi của con bạn thì không nên cho bé uống thuốc đó.
Thuốc xi-rô. Những dạng thuốc xi-rô có thể ra nôn mửa và được sử dụng để phòng ngừa ngộ độc. Các bác sĩ khuyên bạn không nên sử dụng xi-rô ipecac cho các bé uống vì không có bằng chứng cho thấy thuốc chống nôn lại giúp điều trị ngộ độc.
Bất kì loại thuốc nào đã hết hạn. Hãy bỏ đi các loại thuốc (kể cả loại tự mua hay thuốc kê đơn của bác sĩ) ngay khi chúng hết hạn sử dụng. Kể cả khi thuốc còn hạn nhưng đã bị biến màu (không còn màu sắc như ban đầu khi mua) hoặc dễ vỡ vụn khi chạm vào đều phải bỏ đi. Dùng thuốc quá hạn hay còn nhưng do để lâu không biết bảo quản đều không còn tác dụng của thuốc, thậm chí còn gây hại cho cơ thể. Đặc biệt trẻ nhỏ có thể không biết và lấy chúng để ăn, đồng thời không vứt thuốc vào trong nhà vệ sinh sẽ làm bẩn nguồn nước xung quanh và nơi cung cấp nước uống cho gia đình bạn.