Các thủ thuật y tế làm nguy cơ sảy thai tăng nhẹ sau một số loại thủ thuật y tế như lấy mẫu lông nhung màng đệm hay chọc dò ối để xét nghiệm và chẩn đoán khiếm khuyết di truyền của thai nhi. Nguy cơ sảy thai của bạn cũng cao hơn nếu bạn có thai lại trong vòng 3 tháng sau khi sinh con lần trước. Một số nghiên cứu đã đưa ra được bằng chứng về mối liên quan giữa bệnh béo phì và nguy cơ sảy thai. Nguy cơ sảy thai có bị ảnh hưởng đôi chút từ thể trạng của người cha, chẳng hạn tuổi của người cha càng lớn thì nguy cơ sảy thai càng cao. Nếu bạn, hoặc chồng, hoặc các thành viên trong gia đình có bất thường về di truyền, đã từng bị chẩn đoán dị tật thai ở lần mang thai trước hay đã sinh ra trẻ bị dị tật bẩm sinh, bạn có nguy cơ sảy thai cao hơn. Nếu mẹ bầu bị dính tử cung thì nguy cơ xảy thai rất cao, hầu như các trường hợp bị dính tử cung đều có vấn đề khi mang thai. Các yếu tố từ môi trường làm tăng nguy cơ sảy thai bao gồm: chì, asen, một số hoá chất như formaldehyde, benzen, oxit ê-ty-len, một lượng lớn bức xạ và không khí ô nhiễm. Hút thuốc, uống bia rượu và dùng chất kích thích: Hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích như cocaine và thuốc lắc trong thời gian mang thai đều có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Bà bầu sẽ có nguy cơ sảy thai cao hơn nếu nhiễm khuẩn listeria, quai bị, rubella, sởi, nhiễm virus CMV, nhiễm parvovirus, bệnh lậu, HIV, các chứng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và virus khác.Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, nên việc trao đổi cẩn thận với bác sĩ về đơn thuốc khi đang mang thai hoặc đang lên kế hoạch thụ thai là rất quan trọng. Phụ nữ đã từ sảy thai từ 2 lần trở lên có nhiều nguy cơ sảy thai lần nữa hơn những phụ nữ khác. Bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt, các chứng rối loạn đông máu, rối loạn tự miễn (như chứng kháng phospholipid hoặc bệnh lupus), rối loạn nội tiết (như đa nang buồng trứng) và một số bệnh khác đều làm tăng nguy cơ sảy thai. Một số bất thường bẩm sinh ở tử cung, cổ tử cung ngắn hoặc yếu bất thường (suy cổ tử cung) cũng làm tăng tỷ lệ sảy thai. Phụ nữ càng lớn tuổi càng dễ có khả năng thụ thai với nhiễm sắc thể bất thường, và kết quả là sảy thai sớm. Trên thực tế, phụ nữ từ 40 tuổi trở lên có tỉ lệ sảy thai cao gấp 2 lần so với phụ nữ ở tuổi đôi mươi.
Các thủ thuật y tế làm nguy cơ sảy thai tăng nhẹ sau một số loại thủ thuật y tế như lấy mẫu lông nhung màng đệm hay chọc dò ối để xét nghiệm và chẩn đoán khiếm khuyết di truyền của thai nhi. Nguy cơ sảy thai của bạn cũng cao hơn nếu bạn có thai lại trong vòng 3 tháng sau khi sinh con lần trước. Một số nghiên cứu đã đưa ra được bằng chứng về mối liên quan giữa bệnh béo phì và nguy cơ sảy thai.
Nguy cơ sảy thai có bị ảnh hưởng đôi chút từ thể trạng của người cha, chẳng hạn tuổi của người cha càng lớn thì nguy cơ sảy thai càng cao.
Nếu bạn, hoặc chồng, hoặc các thành viên trong gia đình có bất thường về di truyền, đã từng bị chẩn đoán dị tật thai ở lần mang thai trước hay đã sinh ra trẻ bị dị tật bẩm sinh, bạn có nguy cơ sảy thai cao hơn.
Nếu mẹ bầu bị dính tử cung thì nguy cơ xảy thai rất cao, hầu như các trường hợp bị dính tử cung đều có vấn đề khi mang thai.
Các yếu tố từ môi trường làm tăng nguy cơ sảy thai bao gồm: chì, asen, một số hoá chất như formaldehyde, benzen, oxit ê-ty-len, một lượng lớn bức xạ và không khí ô nhiễm.
Hút thuốc, uống bia rượu và dùng chất kích thích: Hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích như cocaine và thuốc lắc trong thời gian mang thai đều có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
Bà bầu sẽ có nguy cơ sảy thai cao hơn nếu nhiễm khuẩn listeria, quai bị, rubella, sởi, nhiễm virus CMV, nhiễm parvovirus, bệnh lậu, HIV, các chứng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và virus khác.
Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, nên việc trao đổi cẩn thận với bác sĩ về đơn thuốc khi đang mang thai hoặc đang lên kế hoạch thụ thai là rất quan trọng.
Phụ nữ đã từ sảy thai từ 2 lần trở lên có nhiều nguy cơ sảy thai lần nữa hơn những phụ nữ khác.
Bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt, các chứng rối loạn đông máu, rối loạn tự miễn (như chứng kháng phospholipid hoặc bệnh lupus), rối loạn nội tiết (như đa nang buồng trứng) và một số bệnh khác đều làm tăng nguy cơ sảy thai. Một số bất thường bẩm sinh ở tử cung, cổ tử cung ngắn hoặc yếu bất thường (suy cổ tử cung) cũng làm tăng tỷ lệ sảy thai.
Phụ nữ càng lớn tuổi càng dễ có khả năng thụ thai với nhiễm sắc thể bất thường, và kết quả là sảy thai sớm. Trên thực tế, phụ nữ từ 40 tuổi trở lên có tỉ lệ sảy thai cao gấp 2 lần so với phụ nữ ở tuổi đôi mươi.