Lúc mới ra đời phương pháp này đã tạo nên cơn sốt mạnh mẽ, gây tò mò cho người tiêu dùng, nhiều người đã vội vã tìm mua mỹ phẩm tế bào gốc với hy vọng có được phép màu từ “tế bào gốc” mang lại.Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong đó có tiến sỹ Marko Lens là một bác sỹ phẩu thuật và điều trị các bệnh ung thư da và lão hóa da nổi tiếng của Mỹ đã phát biểu trên tờ Telegraph. Kích thước của tế bào gốc trong mỹ phẩm khoảng 15-20 micromet nên không thể nào thâm nhập qua da, và hơn thế nữa là việc sử dụng các tế bào gốc “sống” đã bị cấm.Các tế bào gốc trong mỹ phẩm có cấu trúc hoàn toàn khác với tế bào của con người cho nên sẽ bị đào thải ra ngoài. “Công nghệ tế bào gốc được sử dụng trong y học là hoàn toàn khác so với công nghệ tế bào gốc được sử dụng trong mỹ phẩm”. Đó là điều mà nhiều người tiêu dùng đã nhầm lẫn về tế bào gốc trong suốt thời gian qua.Và sự thật về tế bào gốc trong mỹ phẩm không phải là chiết xuất từ các tế bào "sống” của người, mà nó được chiết xuất từ thực vật. Trải qua quá trình phản ứng hóa học phức tạp các "tế bào gốc thực vật” sẽ chuyển thành bột mịn và các nhà sản xuất sẽ hòa trộn vào các thành phần khác của của mỹ phẩm. “Tế bào gốc thực vật” là các phân tử hóa học có lợi nằm trong tế bào gốc chứ không phải các tế bào gốc "sống”. Chính vì vậy, của thực vật và da chúng ta sẽ hấp thu các dưỡng chất có lợi này để thúc đẩy quá trình tái sinh.Điều đó có nghĩa là khi các nhà sản xuất mỹ phẩm nhắc đến công nghệ tế bào gốc, thật ra là họ chiết xuất các phân tử có lợi trong tế bào gốc. Và tế bào gốc trong mỹ phẩm không khác gì các tinh chất chiết xuất từ thực vật khác.Các loại mỹ phẩm này được chiết xuất từ gốc, rễ, thân của thực vật, và tế bào gốc thực vật cũng không thể nào có khả năng tái sinh hay phân chia trên cơ thể con người, chúng chỉ phân chia trên chính thân cây mẹ.Thạc sĩ - bác sĩ Hồ Xuân Vương (Trung tâm làm đẹp Orient) khuyến cáo: “Không phải ai cũng thích hợp với phương pháp làm đẹp bằng tế bào gốc. Người dùng phải được chuyên gia tư vấn sao cho phù hợp tình trạng da (tế bào gốc có tác dụng làm tươi da, căng da nhưng không xoá được hoàn toàn vết nhăn, làm đầy sẹo lõm, trắng da). Nên sử dụng đúng thời gian chỉ định để đạt hiệu quả.Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thị Hải Vân, Trưởng khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Viện Da liễu Trung ương cũng nhận định: khi sử dụng mỹ phẩm từ công nghệ tế bào gốc yêu cầu da phải hoàn toàn không có bệnh. Tuyệt đối không sử dụng cho da bị mụn hoặc dị ứng. Đối với loại da tiết dầu nhờn thì phải làm sạch da, làm sạch lỗ nang lông, tẩy tế bào chết. Với viêm da dị ứng do cơ địa, phải chữa viêm da rồi mới bôi sản phẩm.
Lúc mới ra đời phương pháp này đã tạo nên cơn sốt mạnh mẽ, gây tò mò cho người tiêu dùng, nhiều người đã vội vã tìm mua mỹ phẩm tế bào gốc với hy vọng có được phép màu từ “tế bào gốc” mang lại.
Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong đó có tiến sỹ Marko Lens là một bác sỹ phẩu thuật và điều trị các bệnh ung thư da và lão hóa da nổi tiếng của Mỹ đã phát biểu trên tờ Telegraph. Kích thước của tế bào gốc trong mỹ phẩm khoảng 15-20 micromet nên không thể nào thâm nhập qua da, và hơn thế nữa là việc sử dụng các tế bào gốc “sống” đã bị cấm.
Các tế bào gốc trong mỹ phẩm có cấu trúc hoàn toàn khác với tế bào của con người cho nên sẽ bị đào thải ra ngoài. “Công nghệ tế bào gốc được sử dụng trong y học là hoàn toàn khác so với công nghệ tế bào gốc được sử dụng trong mỹ phẩm”. Đó là điều mà nhiều người tiêu dùng đã nhầm lẫn về tế bào gốc trong suốt thời gian qua.
Và sự thật về tế bào gốc trong mỹ phẩm không phải là chiết xuất từ các tế bào "sống” của người, mà nó được chiết xuất từ thực vật. Trải qua quá trình phản ứng hóa học phức tạp các "tế bào gốc thực vật” sẽ chuyển thành bột mịn và các nhà sản xuất sẽ hòa trộn vào các thành phần khác của của mỹ phẩm. “Tế bào gốc thực vật” là các phân tử hóa học có lợi nằm trong tế bào gốc chứ không phải các tế bào gốc "sống”. Chính vì vậy, của thực vật và da chúng ta sẽ hấp thu các dưỡng chất có lợi này để thúc đẩy quá trình tái sinh.
Điều đó có nghĩa là khi các nhà sản xuất mỹ phẩm nhắc đến công nghệ tế bào gốc, thật ra là họ chiết xuất các phân tử có lợi trong tế bào gốc. Và tế bào gốc trong mỹ phẩm không khác gì các tinh chất chiết xuất từ thực vật khác.
Các loại mỹ phẩm này được chiết xuất từ gốc, rễ, thân của thực vật, và tế bào gốc thực vật cũng không thể nào có khả năng tái sinh hay phân chia trên cơ thể con người, chúng chỉ phân chia trên chính thân cây mẹ.
Thạc sĩ - bác sĩ Hồ Xuân Vương (Trung tâm làm đẹp Orient) khuyến cáo: “Không phải ai cũng thích hợp với phương pháp làm đẹp bằng tế bào gốc. Người dùng phải được chuyên gia tư vấn sao cho phù hợp tình trạng da (tế bào gốc có tác dụng làm tươi da, căng da nhưng không xoá được hoàn toàn vết nhăn, làm đầy sẹo lõm, trắng da). Nên sử dụng đúng thời gian chỉ định để đạt hiệu quả.
Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thị Hải Vân, Trưởng khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Viện Da liễu Trung ương cũng nhận định: khi sử dụng mỹ phẩm từ công nghệ tế bào gốc yêu cầu da phải hoàn toàn không có bệnh. Tuyệt đối không sử dụng cho da bị mụn hoặc dị ứng. Đối với loại da tiết dầu nhờn thì phải làm sạch da, làm sạch lỗ nang lông, tẩy tế bào chết. Với viêm da dị ứng do cơ địa, phải chữa viêm da rồi mới bôi sản phẩm.