Tai nạn trên bàn mổ. Gọt cằm tác động trực tiếp đến phần xương trên khuôn mặt nên khá nguy hiểm. Hậu quả nhẹ là cuộc phẫu thuật thất bại, gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe về sau. Hậu quả nặng hơn nữa là cuộc phẫu thuật gọt cằm có thể làm nguy hại tới tính mạng. Vì vậy, người tiến hành phẫu thuật cần có kinh nghiệm vững vàng. Các thiết bị kĩ thuật cần được trang bị đầy đủ, hiện đại. Người được phẫu thuật cũng cần chuẩn bị tâm lý để không xảy ra những tai nạn đáng tiếc trên bàn mổ. Gọt hàm ở các cơ sở không có chuyên môn cao, bệnh nhân có thể mắc phải các tai biến như: chảy máu sau phẫu thuật, thiếu xương, hụt xương gây dị dạng gương mặt do gọt bỏ xương quá nhiều hoặc chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương thần kinh vùng mặt, sau phẫu thuật gương mặt không cân xứng… hay các tai biến và biến chứng do gây mê. Nguy cơ mặt mất cân xứng. Với độ phức tạp cao cũng như tiềm tàng nhiều nguy cơ biến chứng như liệt dây thần kinh nhánh bờ hàm dưới (liệt cơ bám da vùng môi), tổn thương ống thần kinh răng dưới, nhiễm trùng và thường gặp nhất là mất cân xứng mặt.Đau đớn dai dẳng. Một thanh niên 27 tuổi đã cố ý tự sát bằng cách gieo mình xuống sông Hangang, phía bắc thủ đô Seoul, do không thể chịu đựng được những cơn đau hàm dai dẳng kể từ khi anh tiến hành ca phẫu thuật gọt cằm mấy tháng trước. Trước đó, một phụ nữ khoảng 30 tuổi rơi vào tình trạng hôn mê lúc đang tiến hành phẫu thuật chỉnh hình cho gương mặt. Một tháng sau, cô được đưa đi cấp cứu tại một bệnh viện gần nhà nhưng không qua khỏi. Khó phục hồi. Bệnh nhân thường cần thời gian khoảng 2 tuần mới có thể sinh hoạt như người bình thường, nhưng những vết sẹo và vết thâm tím thì vẫn còn hiện hữu. Khoảng 100 ngày sau, các bộ phận được phẫu thuật mới có thể dần hồi phục. Sau 6 tháng, hiệu quả thường mới thể hiện rõ. Ngoài ra, trong một thời gian dài, bạn không thể sống như bình thường. Mặt bị đơ. Nếu phẫu thuật thẩm mĩ không khéo, rất có thể khuôn mặt bạn sẽ bị tê liệt các dây thần kinh vùng mặt, thiếu hụt xương gây dị dạng. Khuôn mặt của bạn có thể bị mất cân đối do việc đo đạc không chính xác trước phẫu thuật. Hơn nữa, bạn cũng có thể mắc nguy cơ bị chảy máu trong vì ở mặt có rất nhiều mạch máu lớn nhỏ.Để lại sẹo. Chúng ta vẫn thường nghĩ, đã gọi là mổ thẩm mĩ thì sẽ không để lại sẹo nhưng sự thật là sẹo buộc phải có. Vấn đề là sẹo ít hay nhiều, rõ hay không, có che giấu được ở những vùng khó thấy không! Một điều quan trọng cần lưu ý là cơ địa sẹo lồi. Trên những người này, dù cho phẫu thuật giỏi cách mấy, sẹo vẫn lồi, vẫn xấu. Nhiều trường hợp, chỉ cần một lần nặn mụn thôi, sẹo lồi đã phát triển, không ngăn được. Sẹo lồi là một "đại nạn" của phẫu thuật thẩm mĩ. Ảnh hưởng sức khỏe sau phẫu thuật. Cả khi bạn đã có được gương mặt V như ý nhưng bạn vẫn có thể phải chịu đựng những ảnh hưởng xấu sau khi phẫu thuật. Việc ăn uống hàng ngày bị hạn chế do xương hàm bị thay đổi. Trường hợp nghiêm trọng hơn còn có thể bị ảnh hưởng cả tới những phần khác trên gương mặt như các dây thần kinh, tuyến lệ…
Tai nạn trên bàn mổ. Gọt cằm tác động trực tiếp đến phần xương trên khuôn mặt nên khá nguy hiểm. Hậu quả nhẹ là cuộc phẫu thuật thất bại, gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe về sau. Hậu quả nặng hơn nữa là cuộc phẫu thuật gọt cằm có thể làm nguy hại tới tính mạng.
Vì vậy, người tiến hành phẫu thuật cần có kinh nghiệm vững vàng. Các thiết bị kĩ thuật cần được trang bị đầy đủ, hiện đại. Người được phẫu thuật cũng cần chuẩn bị tâm lý để không xảy ra những tai nạn đáng tiếc trên bàn mổ.
Gọt hàm ở các cơ sở không có chuyên môn cao, bệnh nhân có thể mắc phải các tai biến như: chảy máu sau phẫu thuật, thiếu xương, hụt xương gây dị dạng gương mặt do gọt bỏ xương quá nhiều hoặc chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương thần kinh vùng mặt, sau phẫu thuật gương mặt không cân xứng… hay các tai biến và biến chứng do gây mê.
Nguy cơ mặt mất cân xứng. Với độ phức tạp cao cũng như tiềm tàng nhiều nguy cơ biến chứng như liệt dây thần kinh nhánh bờ hàm dưới (liệt cơ bám da vùng môi), tổn thương ống thần kinh răng dưới, nhiễm trùng và thường gặp nhất là mất cân xứng mặt.
Đau đớn dai dẳng. Một thanh niên 27 tuổi đã cố ý tự sát bằng cách gieo mình xuống sông Hangang, phía bắc thủ đô Seoul, do không thể chịu đựng được những cơn đau hàm dai dẳng kể từ khi anh tiến hành ca phẫu thuật gọt cằm mấy tháng trước. Trước đó, một phụ nữ khoảng 30 tuổi rơi vào tình trạng hôn mê lúc đang tiến hành phẫu thuật chỉnh hình cho gương mặt. Một tháng sau, cô được đưa đi cấp cứu tại một bệnh viện gần nhà nhưng không qua khỏi.
Khó phục hồi. Bệnh nhân thường cần thời gian khoảng 2 tuần mới có thể sinh hoạt như người bình thường, nhưng những vết sẹo và vết thâm tím thì vẫn còn hiện hữu. Khoảng 100 ngày sau, các bộ phận được phẫu thuật mới có thể dần hồi phục. Sau 6 tháng, hiệu quả thường mới thể hiện rõ. Ngoài ra, trong một thời gian dài, bạn không thể sống như bình thường.
Mặt bị đơ. Nếu phẫu thuật thẩm mĩ không khéo, rất có thể khuôn mặt bạn sẽ bị tê liệt các dây thần kinh vùng mặt, thiếu hụt xương gây dị dạng. Khuôn mặt của bạn có thể bị mất cân đối do việc đo đạc không chính xác trước phẫu thuật. Hơn nữa, bạn cũng có thể mắc nguy cơ bị chảy máu trong vì ở mặt có rất nhiều mạch máu lớn nhỏ.
Để lại sẹo. Chúng ta vẫn thường nghĩ, đã gọi là mổ thẩm mĩ thì sẽ không để lại sẹo nhưng sự thật là sẹo buộc phải có. Vấn đề là sẹo ít hay nhiều, rõ hay không, có che giấu được ở những vùng khó thấy không! Một điều quan trọng cần lưu ý là cơ địa sẹo lồi. Trên những người này, dù cho phẫu thuật giỏi cách mấy, sẹo vẫn lồi, vẫn xấu. Nhiều trường hợp, chỉ cần một lần nặn mụn thôi, sẹo lồi đã phát triển, không ngăn được. Sẹo lồi là một "đại nạn" của phẫu thuật thẩm mĩ.
Ảnh hưởng sức khỏe sau phẫu thuật. Cả khi bạn đã có được gương mặt V như ý nhưng bạn vẫn có thể phải chịu đựng những ảnh hưởng xấu sau khi phẫu thuật. Việc ăn uống hàng ngày bị hạn chế do xương hàm bị thay đổi. Trường hợp nghiêm trọng hơn còn có thể bị ảnh hưởng cả tới những phần khác trên gương mặt như các dây thần kinh, tuyến lệ…