Tục bó chân đau đớn kinh hoàng. Theo phong tục của Trung Quốc, bắt nguồn từ thế kỷ 10, người cho rằng bàn chân nhỏ mang một vẻ đẹp quyến rũ. Và trong suốt hàng nghìn năm, họ gọi những bàn chân này bằng cái tên mỹ miều là “gót sen”. Vì thế, 90% phụ nữ Trung Quốc ngày xưa đều phải đau khổ vì tục bó chân này. Những người mẹ hoặc người bà trong gia đình sẽ bắt đầu bó chân con gái hoặc cháu gái họ khi đứa trẻ từ 4 đến 8 tuổi. Họ sẽ dùng vải buộc chặt 4 ngón chân của các cô bé trừ ngón cái để ngăn không cho xương phát triển thêm và cố định khuôn bàn chân sao cho càng nhỏ càng tốt. Kích thước của bàn chân nhỏ chỉ 7,5cm được xem là kích thước lý tưởng của một đôi "gót sen vàng". Theo quan niệm thời bấy giờ, phụ nữ phải có một đôi chân thật nhỏ mới là chuẩn mực nếu không họ sẽ không thể lấy được chồng. Bên cạnh đó, bó chân còn được coi là biểu hiện của sự cao quý. Con gái quý tộc không bó chân chỉ có cơ hội lấy chồng ở đẳng cấp kém hơn, còn con gái những nhà nghèo thì dễ bị bán làm nô lệ. Và hậu quả nguy hiểm của phương pháp làm này khiến bàn chân của họ bị biến dạng hoàn toàn, gây trở ngại rất lớn trong việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày kèm theo những cơn đau nhức nhối thế nhưng những người phụ nữ Trung Quốc vẫn “cắn răng chịu đựng” để làm đẹp. Từ Hy Thái hậu trị nám bằng... phân chim. Các loại mỹ phẩm với các tên mĩ miều bạch đinh hương, ưng điều bạch và cáp điều bạch là phân của chim ma tước, chim ưng và chim bồ câu. Từ Hy đã dùng 3 loại phân chim này để tiêu trừ các vết nám hoặc đồi mồi trên da và ngăn ngừa hữu hiệu các nếp nhăn. Dùng xạ hương để có nước da non mượt. Theo những ghi chép của sử sách, để có làn da trắng nõn mềm mượt và tỏa ngát hương thơm, mỹ nhân họ Triệu thường nhét vào rốn một dạng thuốc viên có tên gọi “Hương cơ hoàn” (hay “Liễu đỗ niêm”) được pha chế theo công thức thần bí. Loại xuân dược này có thành phần chính là xạ hương.Khi nhét vào rốn, quả nhiên thuốc phát huy công dụng mạnh mẽ, khiến Triệu Phi Yến và em gái Hợp Đức luôn quyến rũ nhờ nước da nõn mượt và hừng hực sắc xuân. Nhưng nàng ta đâu ngờ, thần dược “Hương cơ hoàn” là con dao hai lưỡi. Chất độc trong thuốc, đặc biệt là xạ hương, tích lâu ngày trong người sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản của phụ nữ. Hậu quả nhãn tiền, Triệu Phi Yến vì muốn làm đẹp đã phải hy sinh đường con cái, để rồi suốt đời chỉ lo bày mưu tính kế giết hại phi tần, mỹ nữ đang mang long thai. Phương pháp làm đẹp này cũng được sử dụng rộng rãi trong giới kỹ nữ để quyến rũ và thu hút đàn ông. Mặt nạ dưỡng da từ gián đất. Người Trung Quốc từ xa xưa đã dùng gián làm thuốc chữa bệnh rụng tóc, ung thư, thậm chí cả viêm xương. Thêm một công dụng đặc biệt của gián nữa là: làm mặt nạ dưỡng da. Phụ nữ Trung Quốc xưa không mặc đồ lót. Đối với người Trung Quốc xưa, việc phụ nữ mặc nội y như thế nào rất được coi trọng, thậm chí được so sánh với sự tồn vong thịnh vượng của quốc gia. Họ cho rằng, nếu như phụ nữ mặc nội y mà hai chân tách nhau (giống như phụ nữ ngày nay mặc đồ lót) cũng giống như đất nước bị chia cắt, là điềm chẳng lành. Chính vì thế, việc phụ nữ Trung Hoa không mặc “quần lót” đã kéo dài hàng ngàn năm. Nhưng phụ nữ xưa đương nhiên cũng không thể… bên trong không mặc gì. Nội y của họ ngày ấy là áo yếm và “Hĩnh y”. “Hĩnh y” chỉ giống như một mảnh vải ngắn quấn quanh hông để che đi phần dưới cơ thể phụ nữ.
Tục bó chân đau đớn kinh hoàng. Theo phong tục của Trung Quốc, bắt nguồn từ thế kỷ 10, người cho rằng bàn chân nhỏ mang một vẻ đẹp quyến rũ. Và trong suốt hàng nghìn năm, họ gọi những bàn chân này bằng cái tên mỹ miều là “gót sen”. Vì thế, 90% phụ nữ Trung Quốc ngày xưa đều phải đau khổ vì tục bó chân này.
Những người mẹ hoặc người bà trong gia đình sẽ bắt đầu bó chân con gái hoặc cháu gái họ khi đứa trẻ từ 4 đến 8 tuổi. Họ sẽ dùng vải buộc chặt 4 ngón chân của các cô bé trừ ngón cái để ngăn không cho xương phát triển thêm và cố định khuôn bàn chân sao cho càng nhỏ càng tốt. Kích thước của bàn chân nhỏ chỉ 7,5cm được xem là kích thước lý tưởng của một đôi "gót sen vàng".
Theo quan niệm thời bấy giờ, phụ nữ phải có một đôi chân thật nhỏ mới là chuẩn mực nếu không họ sẽ không thể lấy được chồng. Bên cạnh đó, bó chân còn được coi là biểu hiện của sự cao quý. Con gái quý tộc không bó chân chỉ có cơ hội lấy chồng ở đẳng cấp kém hơn, còn con gái những nhà nghèo thì dễ bị bán làm nô lệ.
Và hậu quả nguy hiểm của phương pháp làm này khiến bàn chân của họ bị biến dạng hoàn toàn, gây trở ngại rất lớn trong việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày kèm theo những cơn đau nhức nhối thế nhưng những người phụ nữ Trung Quốc vẫn “cắn răng chịu đựng” để làm đẹp.
Từ Hy Thái hậu trị nám bằng... phân chim. Các loại mỹ phẩm với các tên mĩ miều bạch đinh hương, ưng điều bạch và cáp điều bạch là phân của chim ma tước, chim ưng và chim bồ câu. Từ Hy đã dùng 3 loại phân chim này để tiêu trừ các vết nám hoặc đồi mồi trên da và ngăn ngừa hữu hiệu các nếp nhăn.
Dùng xạ hương để có nước da non mượt. Theo những ghi chép của sử sách, để có làn da trắng nõn mềm mượt và tỏa ngát hương thơm, mỹ nhân họ Triệu thường nhét vào rốn một dạng thuốc viên có tên gọi “Hương cơ hoàn” (hay “Liễu đỗ niêm”) được pha chế theo công thức thần bí. Loại xuân dược này có thành phần chính là xạ hương.
Khi nhét vào rốn, quả nhiên thuốc phát huy công dụng mạnh mẽ, khiến Triệu Phi Yến và em gái Hợp Đức luôn quyến rũ nhờ nước da nõn mượt và hừng hực sắc xuân. Nhưng nàng ta đâu ngờ, thần dược “Hương cơ hoàn” là con dao hai lưỡi. Chất độc trong thuốc, đặc biệt là xạ hương, tích lâu ngày trong người sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản của phụ nữ.
Hậu quả nhãn tiền, Triệu Phi Yến vì muốn làm đẹp đã phải hy sinh đường con cái, để rồi suốt đời chỉ lo bày mưu tính kế giết hại phi tần, mỹ nữ đang mang long thai. Phương pháp làm đẹp này cũng được sử dụng rộng rãi trong giới kỹ nữ để quyến rũ và thu hút đàn ông.
Mặt nạ dưỡng da từ gián đất. Người Trung Quốc từ xa xưa đã dùng gián làm thuốc chữa bệnh rụng tóc, ung thư, thậm chí cả viêm xương. Thêm một công dụng đặc biệt của gián nữa là: làm mặt nạ dưỡng da.
Phụ nữ Trung Quốc xưa không mặc đồ lót. Đối với người Trung Quốc xưa, việc phụ nữ mặc nội y như thế nào rất được coi trọng, thậm chí được so sánh với sự tồn vong thịnh vượng của quốc gia. Họ cho rằng, nếu như phụ nữ mặc nội y mà hai chân tách nhau (giống như phụ nữ ngày nay mặc đồ lót) cũng giống như đất nước bị chia cắt, là điềm chẳng lành. Chính vì thế, việc phụ nữ Trung Hoa không mặc “quần lót” đã kéo dài hàng ngàn năm.
Nhưng phụ nữ xưa đương nhiên cũng không thể… bên trong không mặc gì. Nội y của họ ngày ấy là áo yếm và “Hĩnh y”. “Hĩnh y” chỉ giống như một mảnh vải ngắn quấn quanh hông để che đi phần dưới cơ thể phụ nữ.