Tất cả phụ nữ trên thế giới từ xưa đến nay đều bị mê hoặc bởi quần áo, các kênh truyền hình trình diễn thời trang. Nguy hiểm thay, họ cố gắng “thắt lưng buộc bụng” sắm những món đồ hợp mốt khi không đủ khả năng và luôn chối bỏ quan niệm “thời trang hoàn toàn chủ quan ở mỗi người” mà không hiểu rõ ý nghĩa thực sự của thời trang là thế nào. 1. Thời trang là cách thể hiện suy nghĩ cá nhân. Vì vậy, hãy tạo ra phong cách của chính mình và đừng đốt tiền chạy theo mốt này mốt nọ nếu nó thiết kế ra cho một phom người khác để thể hiện ý tưởng khác. Hơn nữa, thời trang không phải bao giờ cũng phù hợp với tất cả dáng người và bạn sẽ phải hối tiếc khi “cõng” nó về và chỉ mặc một lần. Hãy tìm một bộ quần áo hợp với bạn để có thể mặc được lâu dài. 2. Hoang phí. Bạn không nghĩ rằng, những món đồ bỏ lại rất phí phạm khi bạn cứ chất đống trong khi nó vẫn còn dùng tốt. Hãy nghĩ về những người vô gia cư hay đơn giản những thành viên trong gia đình bạn. Sẽ thế nào nếu như xảy ra tình trạng “kẻ ăn không hết người lần không ra”? Thử thay đổi lối sống của mình, bắt đầu bằng cách thắt lại việc chi tiêu quá nhiều vào quần áo. 3. Thời trang cần khối tiền khổng lồ để phục vụ nó. Bạn không phải là những người nổi tiếng như Madonna hay Cher. Họ trình diễn trước hàng nghìn người và phải mua quần áo để dựng clip. Bạn sẽ chỉ “trình diễn” trước hàng trăm người thậm chí chỉ vài chục người mà thôi. Ấn tượng để lại trước người khác không phải là những bộ quần áo đang thịnh hành. Hãy tiết kiệm đúng cách cho bản thân và gia đình bạn. 4. Hãy là chính mình và đừng cố gắng copy cuộc sống của người khác. Dưới ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông, như tạp chí và truyền hình rất khó để không đi theo xu hướng thời trang, bởi vì mỗi người phụ nữ muốn trông giống thần tượng của họ. Thật không may, giấc mơ này sẽ không bao giờ có thật, bạn có cuộc sống của bạn, và người nổi tiếng sống cuộc sống của họ. Hãy theo phong cách thời trang riêng của mình và đừng chạy theo những điều không có thật. 5. Thời trang có thể phản ứng trái chiều. Đôi khi nó ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của chúng ta. Vì vậy, bạn nên hiểu rõ những khuyết điểm trên cơ thể và tìm thấy những bộ quần áo cải thiện được chúng. Các chuyên gia mỹ thuật cho rằng, người ăn mặc "có gu" nhất định phải đạt được mục tiêu thanh lịch và duyên dáng. Mà đặc tính quan trọng nhất của sự thanh lịch hay duyên dáng là sự giản dị và phù hợp với 4 yếu tố: tuổi tác, vóc dáng, vị trí xã hội. Khi bạn làm được điều này, sẽ chẳng cần đến những bộ trang phục hàng hiệu vẫn luôn nổi bật. 6. Thời trang làm bạn lố bịch khi không hợp hoàn cảnh. Đến đám tang mà ăn mặc lòe loẹt, phô trương là thiếu lịch sự. Đi làm từ thiện cho trẻ em nghèo mà ăn mặc như một đại tiểu thư là rất khó coi. Giáo viên đứng lớp mà mặc áo dài quá mỏng sẽ gây phản cảm với học sinh... Nếu bạn đã bước qua tuổi "băm" mà vẫn độc thân, bỗng nhiên sợ già nên "chơi" trang phục tuổi teen cho trẻ lại thì rất dễ bị người xung quanh cho là "chập mạch". Thế nên, không phải cứ trưng diện mốt mới bất cứ đâu làm gì. Hãy thể hiện đúng tâm tình bạn muốn thể hiện.
Tất cả phụ nữ trên thế giới từ xưa đến nay đều bị mê hoặc bởi quần áo, các kênh truyền hình trình diễn thời trang. Nguy hiểm thay, họ cố gắng “thắt lưng buộc bụng” sắm những món đồ hợp mốt khi không đủ khả năng và luôn chối bỏ quan niệm “thời trang hoàn toàn chủ quan ở mỗi người” mà không hiểu rõ ý nghĩa thực sự của thời trang là thế nào.
1. Thời trang là cách thể hiện suy nghĩ cá nhân. Vì vậy, hãy tạo ra phong cách của chính mình và đừng đốt tiền chạy theo mốt này mốt nọ nếu nó thiết kế ra cho một phom người khác để thể hiện ý tưởng khác. Hơn nữa, thời trang không phải bao giờ cũng phù hợp với tất cả dáng người và bạn sẽ phải hối tiếc khi “cõng” nó về và chỉ mặc một lần. Hãy tìm một bộ quần áo hợp với bạn để có thể mặc được lâu dài.
2. Hoang phí. Bạn không nghĩ rằng, những món đồ bỏ lại rất phí phạm khi bạn cứ chất đống trong khi nó vẫn còn dùng tốt. Hãy nghĩ về những người vô gia cư hay đơn giản những thành viên trong gia đình bạn. Sẽ thế nào nếu như xảy ra tình trạng “kẻ ăn không hết người lần không ra”? Thử thay đổi lối sống của mình, bắt đầu bằng cách thắt lại việc chi tiêu quá nhiều vào quần áo.
3. Thời trang cần khối tiền khổng lồ để phục vụ nó. Bạn không phải là những người nổi tiếng như Madonna hay Cher. Họ trình diễn trước hàng nghìn người và phải mua quần áo để dựng clip. Bạn sẽ chỉ “trình diễn” trước hàng trăm người thậm chí chỉ vài chục người mà thôi. Ấn tượng để lại trước người khác không phải là những bộ quần áo đang thịnh hành. Hãy tiết kiệm đúng cách cho bản thân và gia đình bạn.
4. Hãy là chính mình và đừng cố gắng copy cuộc sống của người khác. Dưới ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông, như tạp chí và truyền hình rất khó để không đi theo xu hướng thời trang, bởi vì mỗi người phụ nữ muốn trông giống thần tượng của họ.
Thật không may, giấc mơ này sẽ không bao giờ có thật, bạn có cuộc sống của bạn, và người nổi tiếng sống cuộc sống của họ. Hãy theo phong cách thời trang riêng của mình và đừng chạy theo những điều không có thật.
5. Thời trang có thể phản ứng trái chiều. Đôi khi nó ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của chúng ta. Vì vậy, bạn nên hiểu rõ những khuyết điểm trên cơ thể và tìm thấy những bộ quần áo cải thiện được chúng.
Các chuyên gia mỹ thuật cho rằng, người ăn mặc "có gu" nhất định phải đạt được mục tiêu thanh lịch và duyên dáng. Mà đặc tính quan trọng nhất của sự thanh lịch hay duyên dáng là sự giản dị và phù hợp với 4 yếu tố: tuổi tác, vóc dáng, vị trí xã hội. Khi bạn làm được điều này, sẽ chẳng cần đến những bộ trang phục hàng hiệu vẫn luôn nổi bật.
6. Thời trang làm bạn lố bịch khi không hợp hoàn cảnh. Đến đám tang mà ăn mặc lòe loẹt, phô trương là thiếu lịch sự. Đi làm từ thiện cho trẻ em nghèo mà ăn mặc như một đại tiểu thư là rất khó coi. Giáo viên đứng lớp mà mặc áo dài quá mỏng sẽ gây phản cảm với học sinh...
Nếu bạn đã bước qua tuổi "băm" mà vẫn độc thân, bỗng nhiên sợ già nên "chơi" trang phục tuổi teen cho trẻ lại thì rất dễ bị người xung quanh cho là "chập mạch". Thế nên, không phải cứ trưng diện mốt mới bất cứ đâu làm gì. Hãy thể hiện đúng tâm tình bạn muốn thể hiện.