Mụn mọc ở trán và chân tóc. Có thể bạn đang gặp vấn đề với hệ tiêu hóa, các nghiên cứu trước đó đã cho thấy ăn các sản phẩm từ sữa, thực phẩm chế biến, đường và tinh bột khiến cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.Trong trường hợp này, các bác sĩ da liễu khuyên bạn nên giữ một cuốn nhật ký thực phẩm, cắt giảm các thực phẩm nói trên, đồng thời nên giữ cho da mặt sạch sẽ, dùng giấy thấm dầu để giảm tránh nguy cơ gây mụn.Mụn mọc xung quanh lông mày. Vị trí mụn mọc này có liên quan đến các bệnh về gan và thận. Uống rượu thường xuyên và ăn thực phẩm chế biến có thể gây các triệu chứng viêm trong cơ thể, dẫn đến mụn mọc ở khu vực này.Trong trường hợp này các chuyên gia da liễu khuyên bạn nên uống nước ép rau xanh mỗi ngày, bổ sung rau bina, dưa chuột, nước chanh giúp gan thải độc. Ngoài ra bạn có thể dùng thêm các loại thuốc bôi chống viêm, sử dụng mặt nạ mật ong đắp lên vùng da bị mụn, để khoảng 15 phút và rửa lại với nước ấm.Mụn mọc ở má. Các chuyên gia sức khỏe tiết lộ mụn mọc ở vị trí này có liên quan đến các vấn đề về phổi, do đó, yếu tố nguy cơ xác định ở đây có thể là ô nhiễm không khí hoặc hút thuốc lá. Cả hai vấn đề này dễ làm tăng thêm stress, dẫn đến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.Khi bị mụn ở vị trí này, các chuyên gia da liễu khuyên bạn nên dùng các serum có chứa chất chống oxy hóa mỗi ngày, đồng thời bổ sung các thực phẩm chứa kẽm để làm dịu tình trạng viêm da. Ngoài ra, cần giữ cho da sạch sẽ, tẩy trang sạch trước khi đi ngủ, vệ sinh điện thoại thường xuyên để chống lại các tác nhân gây mụn.Mụn ở khu vực dưới cằm. Theo cả Đông và Tây y, khi bị mụn ở vị trí này cơ thể bạn đang biến đổi hormone, có thể bạn sắp đến kỳ kinh nguyệt hoặc tác dụng phụ của thuốc tránh thai.Nếu bạn thường sử dụng sữa rửa mặt có thành phần chống mụn như benzoyl peroxide hay salicylic acid, hãy nhớ áp dụng với cả vùng cổ, cằm và những vùng còn lại trên mặt. Bạn không thể đoán chính xác mụn sẽ mọc ở chỗ nào nên để an toàn, hãy làm sạch và ngừa mụn trước ở tất cả các khu vực này. Nếu như bạn nổi nhiều mụn xấu vào cùng một thời điểm mỗi tháng, nên đi khám bác sĩ da liễu và có thể được kê các cách điều trị như thuốc tránh thai hay các liệu pháp hormone khác để điều chỉnh nội tiết, ngăn ngừa sự bùng phát dẫn đến mụn.Mụn mọc trên mũi. Theo các chuyên gia sức khỏe, phản ứng chống lại stress của bạn hay gặp nhất là nổi một loạt mụn ở vùng chữ T trên mặt. Khi căng thẳng, cơ thể bạn giải phóng adrenaline - chất có thể làm tăng việc sản xuất dầu và tăng khả năng mọc mụn.Hãy thử các phương pháp giảm stress như hít thở sâu, thiền định và yoga. Ngoài ra, bạn phải chắc chắn rằng luôn thực hiện chế độ nghỉ ngơi đầy đủ, rửa mặt 2 lần mỗi ngày, dùng giấy thấm dầu để giảm bớt lượng nhờn dư thừa trên mũi.
Mụn mọc ở trán và chân tóc. Có thể bạn đang gặp vấn đề với hệ tiêu hóa, các nghiên cứu trước đó đã cho thấy ăn các sản phẩm từ sữa, thực phẩm chế biến, đường và tinh bột khiến cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.
Trong trường hợp này, các bác sĩ da liễu khuyên bạn nên giữ một cuốn nhật ký thực phẩm, cắt giảm các thực phẩm nói trên, đồng thời nên giữ cho da mặt sạch sẽ, dùng giấy thấm dầu để giảm tránh nguy cơ gây mụn.
Mụn mọc xung quanh lông mày. Vị trí mụn mọc này có liên quan đến các bệnh về gan và thận. Uống rượu thường xuyên và ăn thực phẩm chế biến có thể gây các triệu chứng viêm trong cơ thể, dẫn đến mụn mọc ở khu vực này.
Trong trường hợp này các chuyên gia da liễu khuyên bạn nên uống nước ép rau xanh mỗi ngày, bổ sung rau bina, dưa chuột, nước chanh giúp gan thải độc. Ngoài ra bạn có thể dùng thêm các loại thuốc bôi chống viêm, sử dụng mặt nạ mật ong đắp lên vùng da bị mụn, để khoảng 15 phút và rửa lại với nước ấm.
Mụn mọc ở má. Các chuyên gia sức khỏe tiết lộ mụn mọc ở vị trí này có liên quan đến các vấn đề về phổi, do đó, yếu tố nguy cơ xác định ở đây có thể là ô nhiễm không khí hoặc hút thuốc lá. Cả hai vấn đề này dễ làm tăng thêm stress, dẫn đến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.
Khi bị mụn ở vị trí này, các chuyên gia da liễu khuyên bạn nên dùng các serum có chứa chất chống oxy hóa mỗi ngày, đồng thời bổ sung các thực phẩm chứa kẽm để làm dịu tình trạng viêm da. Ngoài ra, cần giữ cho da sạch sẽ, tẩy trang sạch trước khi đi ngủ, vệ sinh điện thoại thường xuyên để chống lại các tác nhân gây mụn.
Mụn ở khu vực dưới cằm. Theo cả Đông và Tây y, khi bị mụn ở vị trí này cơ thể bạn đang biến đổi hormone, có thể bạn sắp đến kỳ kinh nguyệt hoặc tác dụng phụ của thuốc tránh thai.
Nếu bạn thường sử dụng sữa rửa mặt có thành phần chống mụn như benzoyl peroxide hay salicylic acid, hãy nhớ áp dụng với cả vùng cổ, cằm và những vùng còn lại trên mặt. Bạn không thể đoán chính xác mụn sẽ mọc ở chỗ nào nên để an toàn, hãy làm sạch và ngừa mụn trước ở tất cả các khu vực này. Nếu như bạn nổi nhiều mụn xấu vào cùng một thời điểm mỗi tháng, nên đi khám bác sĩ da liễu và có thể được kê các cách điều trị như thuốc tránh thai hay các liệu pháp hormone khác để điều chỉnh nội tiết, ngăn ngừa sự bùng phát dẫn đến mụn.
Mụn mọc trên mũi. Theo các chuyên gia sức khỏe, phản ứng chống lại stress của bạn hay gặp nhất là nổi một loạt mụn ở vùng chữ T trên mặt. Khi căng thẳng, cơ thể bạn giải phóng adrenaline - chất có thể làm tăng việc sản xuất dầu và tăng khả năng mọc mụn.
Hãy thử các phương pháp giảm stress như hít thở sâu, thiền định và yoga. Ngoài ra, bạn phải chắc chắn rằng luôn thực hiện chế độ nghỉ ngơi đầy đủ, rửa mặt 2 lần mỗi ngày, dùng giấy thấm dầu để giảm bớt lượng nhờn dư thừa trên mũi.