Thạch tín. Ở thế kỷ 20, thạch tín được thay cho chì để trở thành cách làm đẹp hiện đại và thuận tiện hơn. Cách tẩy trắng “tàn khốc” này đã mang về lợi nhuận hàng triệu đô la cho các nhãn hiệu mỹ phẩm lúc bấy giờ. Người sử dụng từng bước tiến gần tới cái chết khi sử dụng liên tục những mỹ phẩm này, còn nếu không, cơ thể và nội tạng của họ sẽ bị ăn mòn và biến dạng. Chất phóng xạ. Sau khi Marie Curie tìm ra chất phóng xạ lần đầu tiên, cả thế giới “điên đảo” với cách làm đẹp mới toanh này. Báo chí thời kỳ này tung hô khả năng chống nhăn và liền sẹo thần kỳ của các loại mỹ phẩm phóng xạ. Đây chắc chắn là phương pháp chăm sóc da kinh hoàng nhất mọi thời đại. Chì. Sử dụng mỹ phẩm từ chì trắng được coi là thú vui thời thượng của những quý cô nơi thành thị và rất nhanh chóng, chì trở thành chất liệu làm đẹp phổ biến nhất của phụ nữ thời bấy giờ. Ở thế kỷ 18, phụ nữ thường tự tạo ra kem chì trắng bằng cách chưng cất và trộn các loại hỗn hợp giấm để thoa lên da. Belladonna (cây ớt mả). Không những gọi nó với cái tên mỹ miều là Belladonna, phụ nữ Ý còn dùng tinh chất cây ớt mả để nhỏ mắt cho trẻ em. Họ cho rằng dung dịch này sẽ có ích trong việc chữa bệnh đau mắt đỏ và khiến đôi mắt trở nên long lanh và trong sáng hơn. Trên thực tế, cách làm này gây biến dạng hình ảnh trên võng mạc khiến mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Cuối cùng, cái chết là đích đến cuối cùng cho các làm đẹp sai lầm này. Mỡ lợn và thép nóng. Cuối thế kỷ 17, thời trang tóc đạt tới trình độ “hoàng kim” với kỹ thuật tạo kiểu sử dụng nhiều công cụ rùng rợn và kì quái như mỡ lợn, phân chim, khung thép. Thậm chí, nhiều người chấp nhận đau đớn để ép mái tóc của họ vào các khung thép nóng chảy. Theo các báo cáo không chính thức, phụ nữ thời điểm đó còn sử dụng cả lồng bẫy chuột để “hấp tóc”. Thủy ngân. Việc sử dụng thủy ngân như thành phần không thể thiếu của mỹ phẩm hiện đại nhận được nhiều chỉ trích gay gắt trong những năm gần đây. Trước đó, chất này được sử dụng chủ yếu và hợp pháp trong việc khắc phục những vấn đề về da như mụn, ban đỏ, nám,… Khi được hấp thụ vào da, thủy ngân hoạt động như 1 liều thuốc độc làm nảy sinh các biến chứng khó lường như: dị tật bẩm sinh, suy gan, thận, trầm cảm,… và cuối cùng là cái chết. Tia quang tuyến (Tia X). Các nhà khoa học phát hiện ra tia X vào đầu thế kỷ 20 và kịp thời đưa vào sử dụng để loại bỏ lông dư thừa trên cơ thể. Theo một báo cáo, một số bệnh nhân đã loại bỏ được phần lớn lông và tóc sau khi tiếp xúc với tia X trong 20 giờ đồng hồ. Mở rộng mắt. Phẫu thuật thẩm mỹ những năm 1899 sử dụng kim để mở rộng mắt cho phụ nữ mà không biết đến những biến chứng nguy hiểm của nó. Tất cả những gì họ làm vào thời điểm đó là luồn 1 chiếc kim vào bên dưới mí mắt và khâu cố định với các góc mắt. Đây quả là sự đe dọa nghiêm trọng tới võng mạc và sự nhìn nói chung của nhân loại.
Thạch tín. Ở thế kỷ 20, thạch tín được thay cho chì để trở thành cách làm đẹp hiện đại và thuận tiện hơn. Cách tẩy trắng “tàn khốc” này đã mang về lợi nhuận hàng triệu đô la cho các nhãn hiệu mỹ phẩm lúc bấy giờ. Người sử dụng từng bước tiến gần tới cái chết khi sử dụng liên tục những mỹ phẩm này, còn nếu không, cơ thể và nội tạng của họ sẽ bị ăn mòn và biến dạng.
Chất phóng xạ. Sau khi Marie Curie tìm ra chất phóng xạ lần đầu tiên, cả thế giới “điên đảo” với cách làm đẹp mới toanh này. Báo chí thời kỳ này tung hô khả năng chống nhăn và liền sẹo thần kỳ của các loại mỹ phẩm phóng xạ. Đây chắc chắn là phương pháp chăm sóc da kinh hoàng nhất mọi thời đại.
Chì. Sử dụng mỹ phẩm từ chì trắng được coi là thú vui thời thượng của những quý cô nơi thành thị và rất nhanh chóng, chì trở thành chất liệu làm đẹp phổ biến nhất của phụ nữ thời bấy giờ. Ở thế kỷ 18, phụ nữ thường tự tạo ra kem chì trắng bằng cách chưng cất và trộn các loại hỗn hợp giấm để thoa lên da.
Belladonna (cây ớt mả). Không những gọi nó với cái tên mỹ miều là Belladonna, phụ nữ Ý còn dùng tinh chất cây ớt mả để nhỏ mắt cho trẻ em. Họ cho rằng dung dịch này sẽ có ích trong việc chữa bệnh đau mắt đỏ và khiến đôi mắt trở nên long lanh và trong sáng hơn. Trên thực tế, cách làm này gây biến dạng hình ảnh trên võng mạc khiến mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Cuối cùng, cái chết là đích đến cuối cùng cho các làm đẹp sai lầm này.
Mỡ lợn và thép nóng. Cuối thế kỷ 17, thời trang tóc đạt tới trình độ “hoàng kim” với kỹ thuật tạo kiểu sử dụng nhiều công cụ rùng rợn và kì quái như mỡ lợn, phân chim, khung thép. Thậm chí, nhiều người chấp nhận đau đớn để ép mái tóc của họ vào các khung thép nóng chảy. Theo các báo cáo không chính thức, phụ nữ thời điểm đó còn sử dụng cả lồng bẫy chuột để “hấp tóc”.
Thủy ngân. Việc sử dụng thủy ngân như thành phần không thể thiếu của mỹ phẩm hiện đại nhận được nhiều chỉ trích gay gắt trong những năm gần đây. Trước đó, chất này được sử dụng chủ yếu và hợp pháp trong việc khắc phục những vấn đề về da như mụn, ban đỏ, nám,… Khi được hấp thụ vào da, thủy ngân hoạt động như 1 liều thuốc độc làm nảy sinh các biến chứng khó lường như: dị tật bẩm sinh, suy gan, thận, trầm cảm,… và cuối cùng là cái chết.
Tia quang tuyến (Tia X). Các nhà khoa học phát hiện ra tia X vào đầu thế kỷ 20 và kịp thời đưa vào sử dụng để loại bỏ lông dư thừa trên cơ thể. Theo một báo cáo, một số bệnh nhân đã loại bỏ được phần lớn lông và tóc sau khi tiếp xúc với tia X trong 20 giờ đồng hồ.
Mở rộng mắt. Phẫu thuật thẩm mỹ những năm 1899 sử dụng kim để mở rộng mắt cho phụ nữ mà không biết đến những biến chứng nguy hiểm của nó. Tất cả những gì họ làm vào thời điểm đó là luồn 1 chiếc kim vào bên dưới mí mắt và khâu cố định với các góc mắt. Đây quả là sự đe dọa nghiêm trọng tới võng mạc và sự nhìn nói chung của nhân loại.