Ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao. Thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao nhất là gan động vật, sau đó là thận, huyết động vật... Ngoài ra, thịt nạc, trứng gà, cá, tôm....cũng chứa hàm lượng sắt tương đối cao. Các thực phẩm có nguồn gốc thực vật chứa hàm lượng sắt cao có đậu nành, đậu đen, mộc nhĩ đen, vừng, nho khô, long nhãn... Ăn nhiều thực phẩm có chứa axit folic. Các thực phẩm chứa axit folic phong phú như các loại rau lá xanh, các loại trứng, các loại cá, chế phẩm từ đậu, ngũ cốc...có công hiệu rất tốt cho việc bổ máu, đều là những thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn bồi bổ cơ thể. Uống nhiều nước giúp má hồng tự nhiên. Bạn cần uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày để có làn da khỏe mạnh và đôi má hồng hào .Uống nhiều nước sẽ làm cho da bạn tươi sáng và khỏe mạnh hơn.Nho. Nho rất giàu phốt pho, canxi, sắt, các vitamin và axit amin. Đặc biệt, nho còn có tác dụng đào thải chất độc trong cơ thể. Nho giúp gan "quét đi" lượng độc tố có hại trong cơ thể, đồng thời có ích cho quá trình tái tạo máu. Cà rốt – Dinh dưỡng đặc biệt cho máu. Nhờ hàm lượng beta-carotene phong phú mà cà rốt được biết đến như một thực phẩm đem lại lợi ích tuyệt vời cho đôi mắt. Không chỉ vậy, beta-carotene còn là một chất dinh dưỡng đặc biệt rất có công hiệu trong việc bổ máu. Bí đỏ - Tác phẩm nghệ thuật dành cho máu. Những danh y dưới triều đại nhà Thanh (Trung Quốc) vẫn ca ngợi bí ngô là “tác phẩm nghệ thuật dành cho máu”. Nguyên nhân bởi bí ngô hội tụ rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho máu như protein thực vật, carotene, vitamin, acid amin thiết yếu, canxi, kẽm, sắt, cobalt, phốt pho… Mía – vua của sắt. Trong cây mía đường chứa số lượng lớn các nguyên tố vi lượng, bao gồm cả sắt, kẽm, canxi, phốt pho, mangan, … trong đó có hàm lượng sắt cao nhất lên đến 9mg cho mỗi kg, đây là mức sắt cao nhất trong thực phẩm nên rất tốt cho máu. Tuy nhiên, theo quan điểm của y học Trung Quốc, những người có gan, lá lách yếu nên hạn chế ăn mía. Táo tàu - Dưỡng sắc. Táo tàu rất giàu vitamin, fructose, và các axit amin khác nhau. Nhiều nghiên cứu dược học khác cho thấy táo tàu có chứa thành phần nhất định có thể làm tăng các tế bào hồng cầu trong máu. Không chỉ nâng cao chất lượng máu, táo đỏ còn có thể làm đẹp da. Rau diếp – Ngăn ngừa chứng thiếu máu. Trong rau diếp chứa các vi lượng nguyên tố kẽm và sắt nhất định. Chất sắt trong rau diếp khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ phòng ngừa được chứng thiếu máu do thiếu sắt. Đậu đen: Đậu đen có nhiệt lượng thấp; hàm lượng protein cao gấp 2 lần các loại thịt, gấp 3 lần trứng gà, và gấp 12 lần sữa tươi. Không chỉ vậy, đậu đen còn chứa 18 loại amino axit, trong đó có 8 loại rất cần thiết cho cơ thể. Từ xưa ông cha ta đã biết ăn đậu đen rất có lợi, có thể làm đen tóc, thực tế ăn đậu đen cũng có tác dụng bổ máu.
Ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao. Thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao nhất là gan động vật, sau đó là thận, huyết động vật... Ngoài ra, thịt nạc, trứng gà, cá, tôm....cũng chứa hàm lượng sắt tương đối cao. Các thực phẩm có nguồn gốc thực vật chứa hàm lượng sắt cao có đậu nành, đậu đen, mộc nhĩ đen, vừng, nho khô, long nhãn...
Ăn nhiều thực phẩm có chứa axit folic. Các thực phẩm chứa axit folic phong phú như các loại rau lá xanh, các loại trứng, các loại cá, chế phẩm từ đậu, ngũ cốc...có công hiệu rất tốt cho việc bổ máu, đều là những thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn bồi bổ cơ thể.
Uống nhiều nước giúp má hồng tự nhiên. Bạn cần uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày để có làn da khỏe mạnh và đôi má hồng hào .Uống nhiều nước sẽ làm cho da bạn tươi sáng và khỏe mạnh hơn.
Nho. Nho rất giàu phốt pho, canxi, sắt, các vitamin và axit amin. Đặc biệt, nho còn có tác dụng đào thải chất độc trong cơ thể. Nho giúp gan "quét đi" lượng độc tố có hại trong cơ thể, đồng thời có ích cho quá trình tái tạo máu.
Cà rốt – Dinh dưỡng đặc biệt cho máu. Nhờ hàm lượng beta-carotene phong phú mà cà rốt được biết đến như một thực phẩm đem lại lợi ích tuyệt vời cho đôi mắt. Không chỉ vậy, beta-carotene còn là một chất dinh dưỡng đặc biệt rất có công hiệu trong việc bổ máu.
Bí đỏ - Tác phẩm nghệ thuật dành cho máu. Những danh y dưới triều đại nhà Thanh (Trung Quốc) vẫn ca ngợi bí ngô là “tác phẩm nghệ thuật dành cho máu”. Nguyên nhân bởi bí ngô hội tụ rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho máu như protein thực vật, carotene, vitamin, acid amin thiết yếu, canxi, kẽm, sắt, cobalt, phốt pho…
Mía – vua của sắt. Trong cây mía đường chứa số lượng lớn các nguyên tố vi lượng, bao gồm cả sắt, kẽm, canxi, phốt pho, mangan, … trong đó có hàm lượng sắt cao nhất lên đến 9mg cho mỗi kg, đây là mức sắt cao nhất trong thực phẩm nên rất tốt cho máu. Tuy nhiên, theo quan điểm của y học Trung Quốc, những người có gan, lá lách yếu nên hạn chế ăn mía.
Táo tàu - Dưỡng sắc. Táo tàu rất giàu vitamin, fructose, và các axit amin khác nhau. Nhiều nghiên cứu dược học khác cho thấy táo tàu có chứa thành phần nhất định có thể làm tăng các tế bào hồng cầu trong máu. Không chỉ nâng cao chất lượng máu, táo đỏ còn có thể làm đẹp da.
Rau diếp – Ngăn ngừa chứng thiếu máu. Trong rau diếp chứa các vi lượng nguyên tố kẽm và sắt nhất định. Chất sắt trong rau diếp khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ phòng ngừa được chứng thiếu máu do thiếu sắt.
Đậu đen: Đậu đen có nhiệt lượng thấp; hàm lượng protein cao gấp 2 lần các loại thịt, gấp 3 lần trứng gà, và gấp 12 lần sữa tươi. Không chỉ vậy, đậu đen còn chứa 18 loại amino axit, trong đó có 8 loại rất cần thiết cho cơ thể. Từ xưa ông cha ta đã biết ăn đậu đen rất có lợi, có thể làm đen tóc, thực tế ăn đậu đen cũng có tác dụng bổ máu.