Làng dệt Bảy Hiền tập trung chủ yếu ở Q.Tân Bình (TP.HCM) hình thành từ quá trình di cư vào Nam lập nghiệp của người Quảng Nam vào những năm 80 của thế kỉ trước. Sản phẩm làm ra, đa số cung ứng cho các tiểu thương ở chợ Tân Bình, chợ Soái Kình Lâm (Q.5) và một số xuất ra nước ngoài. Dệt Bảy Hiền thời đó phát triển cực thịnh, thu hút hơn 4.000 lao động, đạt sản lượng gần 40 triệu mét vải mỗi năm.Từ những năm 2000 trở về sau, thời kì cơ chế thị trường, làng dệt Bảy Hiền bị cạnh tranh gay gắt bởi vải ngoại nhập, nhất là từ Trung Quốc, bởi giá thành rẻ, mẫu mã đẹp. Một số “đại gia” làng dệt vỡ nợ vì đầu tư máy móc một cách tràn lan. Theo phong trào thay đổi máy dệt từ khung khổ sang máy kim của Trung Quốc nở rộ, ai cũng nghĩ sẽ cạnh tranh và hy vọng ngành dệt sống lại.Nhiều hộ bất chấp tất cả khi thế chấp nhà cửa để đầu tư máy, mỗi máy cũng vài trăm triệu đồng, tiền gia công cũng gần 5.000 đồng/mét nhưng số lượng ra nhiều tụt xuống còn 3.000 đồng/mét. Thua lỗ, làng dệt càng ngày càng đi vào ngõ cụt. Bên cạnh đó, làng dệt Bảy Hiền nằm trong khu dân cư gây tiếng ồn, ô nhiễm, người dân xung quanh phản ứng yêu cầu di dời. Trước tình trạng đó, do khó tìm được mặt bằng mới nên mạnh ai nấy dời, không còn tập trung vào một chỗ như làng dệt cũ, khiến làng dệt “tan rã”.Giờ đây, quay lại những con đường một thời “vàng son” của nghề dệt như Võ Thành Trang, Quảng Hiền... đã vắng tiếng thoi đưa và rất ít gặp những cảnh khung dệt vải đông đúc như xưa. Lác đác chỉ còn vài nhà dệt vải, mà có máy dệt cũng còn rất ít, bình quân mỗi nhà khoảng 2 -3 máy.Thế hệ con em làng dệt Bảy Hiền ngày nay đã không còn mặn mà với nghề truyền thống và dần chuyển sang ngành nghề khác theo thời kinh tế thị trường. Hiện, làng dệt Bảy Hiền đã có đến 70% hộ dân chuyển đổi ngành nghề. Theo những gia đình gắn bó với nghề dệt bày tỏ, dệt Bảy Hiền đang dần “mất tiếng” khiến người dân cảm thấy tiếc nuối cho một làng nghề. Hơn chục năm nay, hàng trăm hộ bỏ nghề, tháo dỡ máy gỗ chất thành đống hoặc đem làm củi.
Làng dệt Bảy Hiền tập trung chủ yếu ở Q.Tân Bình (TP.HCM) hình thành từ quá trình di cư vào Nam lập nghiệp của người Quảng Nam vào những năm 80 của thế kỉ trước. Sản phẩm làm ra, đa số cung ứng cho các tiểu thương ở chợ Tân Bình, chợ Soái Kình Lâm (Q.5) và một số xuất ra nước ngoài. Dệt Bảy Hiền thời đó phát triển cực thịnh, thu hút hơn 4.000 lao động, đạt sản lượng gần 40 triệu mét vải mỗi năm.
Từ những năm 2000 trở về sau, thời kì cơ chế thị trường, làng dệt Bảy Hiền bị cạnh tranh gay gắt bởi vải ngoại nhập, nhất là từ Trung Quốc, bởi giá thành rẻ, mẫu mã đẹp. Một số “đại gia” làng dệt vỡ nợ vì đầu tư máy móc một cách tràn lan. Theo phong trào thay đổi máy dệt từ khung khổ sang máy kim của Trung Quốc nở rộ, ai cũng nghĩ sẽ cạnh tranh và hy vọng ngành dệt sống lại.
Nhiều hộ bất chấp tất cả khi thế chấp nhà cửa để đầu tư máy, mỗi máy cũng vài trăm triệu đồng, tiền gia công cũng gần 5.000 đồng/mét nhưng số lượng ra nhiều tụt xuống còn 3.000 đồng/mét. Thua lỗ, làng dệt càng ngày càng đi vào ngõ cụt. Bên cạnh đó, làng dệt Bảy Hiền nằm trong khu dân cư gây tiếng ồn, ô nhiễm, người dân xung quanh phản ứng yêu cầu di dời. Trước tình trạng đó, do khó tìm được mặt bằng mới nên mạnh ai nấy dời, không còn tập trung vào một chỗ như làng dệt cũ, khiến làng dệt “tan rã”.
Giờ đây, quay lại những con đường một thời “vàng son” của nghề dệt như Võ Thành Trang, Quảng Hiền... đã vắng tiếng thoi đưa và rất ít gặp những cảnh khung dệt vải đông đúc như xưa. Lác đác chỉ còn vài nhà dệt vải, mà có máy dệt cũng còn rất ít, bình quân mỗi nhà khoảng 2 -3 máy.
Thế hệ con em làng dệt Bảy Hiền ngày nay đã không còn mặn mà với nghề truyền thống và dần chuyển sang ngành nghề khác theo thời kinh tế thị trường. Hiện, làng dệt Bảy Hiền đã có đến 70% hộ dân chuyển đổi ngành nghề. Theo những gia đình gắn bó với nghề dệt bày tỏ, dệt Bảy Hiền đang dần “mất tiếng” khiến người dân cảm thấy tiếc nuối cho một làng nghề. Hơn chục năm nay, hàng trăm hộ bỏ nghề, tháo dỡ máy gỗ chất thành đống hoặc đem làm củi.