Từ xưa, dân quê Bến Tre đã xem đuông dừa là một trong những món ăn dân dã nhưng giàu dinh dưỡng. Có thể nói, nguồn gốc của món ăn này xuất phát từ Bến Tre nơi có diện tích trồng dừa lớn nhất nước. Trước kia, nguồn đuông dừa khá khan hiếm do hầu hết loại côn trùng này chỉ sống trong tự nhiên, thỉnh thoảng người dân mới bắt được và đem bán. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người dân ở miền Tây đã tự tìm ra phương pháp nuôi đuông dừa để sẵn sàng cung cấp nguồn đuông cho các nhà hàng. Mỗi con đuông sau khi chế biến có thể bán với giá 25 ngàn đồng/ con.Anh Tư cho biết nếu không chặt hạ để bắt đuông, khi con đuông trưởng thành sẽ lột xác hóa thành kiến vương bay đi đục lỗ ăn vào các cây dừa khỏe mạnh còn lại.Sau khi chặt bỏ tàu dừa, lột bẹ, những lỗ thủng do đuông ăn thủng cả thân cây dừa hiện ra rõ mồn một như vết đạn bắn.Để chặt một cây dừa bỏ đi khi đang cho trái nhưng bị đuông ăn thủng cần ít nhất 3 nhân công làm việc trong vòng 2 tiếng đồng hồ.Những người nông dân miệt vườn miền Tây Nam Bộ không khỏi xót xa khi phải chặt bỏ những cây dừa đang cho trái, trổ hoa chỉ để… bắt đuông đục thân dừa.Cận cảnh những con đuông trắng muốt đang được xem là “đặc sản bàn nhậu” bò ra từ tàu hủ dừa đã bị đục nát trong suốt quá trình đuông gặm nhấm.Những nhát dao dứt khoát của anh Tư đang chặt bỏ công sức trồng trọt của chính mình bao năm qua để ngăn” đặc sản” đuông lây lan ăn qua các cây khác trong vườn đang cho trái.Bổ thân dừa ra, mỗi con nằm một lỗ. Mỗi một cây dừa to khỏe có đến khoảng vài chục đến hơn 100 con đuông. Người dân chọn đúng thời điểm để chặt dừa và bắt những con đuông mập ú, béo tròn. Mỗi con đuông phải to bằng ngón tay cái, những con mọc cánh cũng ăn được và rất ngon. Những con đuông vừa bắt được từ thân cây dừa vừa được anh Tư chặt xuống ngày 31.12/2017 tại huyện Châu Thành. Có hàng chục con to tròn, béo trắng và có cả những con đã có cánh, phải cắt mõm ngay không đuông sẽ cắn vào tay.Đuông dừa vừa bắt được còn nghe mùi thối của tàu hũ dừa đã bị gặm nhấm nát bét bốc mùi đặc trưng, phải rửa sạch, và được người dân địa phương chế biến rất khéo tay. Đuông dừa có thể chế biến thành nhiều món và món nào cũng “hớp hồn” đối với dân nhậu. Điều trớ trêu là món đặc sản này lại mang lại nỗi sợ hãi của người nông dân Bến Tre!
Từ xưa, dân quê Bến Tre đã xem đuông dừa là một trong những món ăn dân dã nhưng giàu dinh dưỡng. Có thể nói, nguồn gốc của món ăn này xuất phát từ Bến Tre nơi có diện tích trồng dừa lớn nhất nước. Trước kia, nguồn đuông dừa khá khan hiếm do hầu hết loại côn trùng này chỉ sống trong tự nhiên, thỉnh thoảng người dân mới bắt được và đem bán. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người dân ở miền Tây đã tự tìm ra phương pháp nuôi đuông dừa để sẵn sàng cung cấp nguồn đuông cho các nhà hàng. Mỗi con đuông sau khi chế biến có thể bán với giá 25 ngàn đồng/ con.
Anh Tư cho biết nếu không chặt hạ để bắt đuông, khi con đuông trưởng thành sẽ lột xác hóa thành kiến vương bay đi đục lỗ ăn vào các cây dừa khỏe mạnh còn lại.
Sau khi chặt bỏ tàu dừa, lột bẹ, những lỗ thủng do đuông ăn thủng cả thân cây dừa hiện ra rõ mồn một như vết đạn bắn.
Để chặt một cây dừa bỏ đi khi đang cho trái nhưng bị đuông ăn thủng cần ít nhất 3 nhân công làm việc trong vòng 2 tiếng đồng hồ.
Những người nông dân miệt vườn miền Tây Nam Bộ không khỏi xót xa khi phải chặt bỏ những cây dừa đang cho trái, trổ hoa chỉ để… bắt đuông đục thân dừa.
Cận cảnh những con đuông trắng muốt đang được xem là “đặc sản bàn nhậu” bò ra từ tàu hủ dừa đã bị đục nát trong suốt quá trình đuông gặm nhấm.
Những nhát dao dứt khoát của anh Tư đang chặt bỏ công sức trồng trọt của chính mình bao năm qua để ngăn” đặc sản” đuông lây lan ăn qua các cây khác trong vườn đang cho trái.
Bổ thân dừa ra, mỗi con nằm một lỗ. Mỗi một cây dừa to khỏe có đến khoảng vài chục đến hơn 100 con đuông. Người dân chọn đúng thời điểm để chặt dừa và bắt những con đuông mập ú, béo tròn. Mỗi con đuông phải to bằng ngón tay cái, những con mọc cánh cũng ăn được và rất ngon. Những con đuông vừa bắt được từ thân cây dừa vừa được anh Tư chặt xuống ngày 31.12/2017 tại huyện Châu Thành. Có hàng chục con to tròn, béo trắng và có cả những con đã có cánh, phải cắt mõm ngay không đuông sẽ cắn vào tay.
Đuông dừa vừa bắt được còn nghe mùi thối của tàu hũ dừa đã bị gặm nhấm nát bét bốc mùi đặc trưng, phải rửa sạch, và được người dân địa phương chế biến rất khéo tay. Đuông dừa có thể chế biến thành nhiều món và món nào cũng “hớp hồn” đối với dân nhậu. Điều trớ trêu là món đặc sản này lại mang lại nỗi sợ hãi của người nông dân Bến Tre!