Tháng 5 vừa qua, tàu cá của anh Nguyễn Phúc Sơn (36 tuổi, phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai) ra khơi sau 9 ngày tàu đánh cá trở về với 3 khoang đầy ắp.Vị trí đánh bắt của tàu anh Sơn nằm giữa đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam và đảo Hải Nam của Trung Quốc. "Chuyến này cá nhiều nhưng không to lắm nên chỉ bán được 270 triệu đồng", anh Sơn nói.9 tấn chủ yếu là cá mỏ lết, hay còn gọi cá rìu. Ngoài thuyền trưởng Sơn, trên tàu còn có 11 thuyền viên. Anh Sơn cho hay, mỗi chuyến đi biển được chia theo tỷ lệ chủ tàu hưởng 6 phần, mỗi thuyền viên còn lại một người một phần, nếu phụ trách đầu bếp được cộng thêm 0,3 phần.Ngoài 9 tấn cá được đưa về cảng, tàu anh Sơn còn đánh bắt được một số hải sản khác như sam biểm, ghẹ đỏ. Những loại này thường được thương lái ra tận biển thu mua."Trung bình mỗi ngày trên biển kiếm được 30 triệu đồng. Nhưng thật ra hơn thế nhiều, bởi tàu mất gần 3 ngày để chạy đi và chạy về, thực tế chỉ đánh bắt được 6 ngày, mỗi ngày 1,5 tấn cá" - anh Sơn nói. Mỗi con ghẹ đỏ như thế này có giá đến 300.000 đồng bán trên biển.Một loài hải sản khác rất có giá trị trong mỗi lần thu lưới nữa đó là cá ngựa. Loại này thường được chủ tàu cho các thuyền viên giữ làm của riêng.Thương lái đến tận tàu đang đánh bắt ngoài khơi để thu mua ghẹ đỏ và sam biển.Theo anh Sơn, mỗi chuyến đi biển thường chi phí khoảng 60 triệu đồng. Lần này, trừ chi phi, các thuyền viên được chia mỗi người trên 10 triệu đồng.Sau khi vào cảng Lạch Cờn, cá tiếp tục được phân loại để bán cho thương lái. Anh Nguyễn Phúc Sơn cho hay, từ đầu năm đến nay, hầu hết các chuyến đi biển của ngư dân Quỳnh Phương đều trúng./.
Tháng 5 vừa qua, tàu cá của anh Nguyễn Phúc Sơn (36 tuổi, phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai) ra khơi sau 9 ngày tàu đánh cá trở về với 3 khoang đầy ắp.
Vị trí đánh bắt của tàu anh Sơn nằm giữa đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam và đảo Hải Nam của Trung Quốc. "Chuyến này cá nhiều nhưng không to lắm nên chỉ bán được 270 triệu đồng", anh Sơn nói.
9 tấn chủ yếu là cá mỏ lết, hay còn gọi cá rìu. Ngoài thuyền trưởng Sơn, trên tàu còn có 11 thuyền viên. Anh Sơn cho hay, mỗi chuyến đi biển được chia theo tỷ lệ chủ tàu hưởng 6 phần, mỗi thuyền viên còn lại một người một phần, nếu phụ trách đầu bếp được cộng thêm 0,3 phần.
Ngoài 9 tấn cá được đưa về cảng, tàu anh Sơn còn đánh bắt được một số hải sản khác như sam biểm, ghẹ đỏ. Những loại này thường được thương lái ra tận biển thu mua.
"Trung bình mỗi ngày trên biển kiếm được 30 triệu đồng. Nhưng thật ra hơn thế nhiều, bởi tàu mất gần 3 ngày để chạy đi và chạy về, thực tế chỉ đánh bắt được 6 ngày, mỗi ngày 1,5 tấn cá" - anh Sơn nói. Mỗi con ghẹ đỏ như thế này có giá đến 300.000 đồng bán trên biển.
Một loài hải sản khác rất có giá trị trong mỗi lần thu lưới nữa đó là cá ngựa. Loại này thường được chủ tàu cho các thuyền viên giữ làm của riêng.
Thương lái đến tận tàu đang đánh bắt ngoài khơi để thu mua ghẹ đỏ và sam biển.
Theo anh Sơn, mỗi chuyến đi biển thường chi phí khoảng 60 triệu đồng. Lần này, trừ chi phi, các thuyền viên được chia mỗi người trên 10 triệu đồng.
Sau khi vào cảng Lạch Cờn, cá tiếp tục được phân loại để bán cho thương lái. Anh Nguyễn Phúc Sơn cho hay, từ đầu năm đến nay, hầu hết các chuyến đi biển của ngư dân Quỳnh Phương đều trúng./.